Hơn 1.000 bù nhìn đứng lặng lẽ trên cánh đồng nằm gần đường quốc lộ 5, bên ngoài khu đô thị Suomussalmi, Phần Lan, tất cả được mặc những bộ quần áo đầy màu sắc, mỗi cơ thể bù nhìn như vậy được nghệ sĩ làm cho căng phồng lên.
Một đội quân bù nhìn bất động cô đơn trên cánh đồng, những cái đầu trông lạnh lùng cùng nhìn về một hướng, dường như đang đứng xem người ta qua đường.
Người lái xe qua con đường quốc lộ 5, khi nhìn vào những hình nộm này đều trong tâm trạng hoang mang, họ không biết là mình đang tìm thấy niềm vui hay cảm thấy sợ hãi hơn khi nhìn chằm chằm vào chúng trên cánh đồng này.
Đầu bù nhìn được làm từ than bùn và phủ rơm lên làm tóc, còn những bộ phận khác được làm bằng gỗ trang trí khá đơn sơ và tất cả được mặc quần áo đầy đủ màu sắc. Cứ một năm, người ta lại thay đồ cho quân đội bù nhìn này hai lần.
Quân đội bù nhìn mang tên “những con người im lặng” là tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ Reijo Kela, được công bố lần đầu tiên vào năm 1988, khi ông đặt chúng trên cánh đồng tại thị trấn Lassila gần Helsinki (Phần Lan). 6 năm sau đó, tác phẩm bù nhìn này xuất hiện trở lại trên quảng trường Senaatintori tại thị trấn Helsinki, lúc này tác phẩm được xem như một phần của hội chợ triển lãm Kainuu trong năm 1994.
Sau cuộc triển lãm này, bù nhìn được di chuyển đi và đặt trên bờ sông Jalonuoma tại thị trấn Ämmänsaari (Phần Lan). Qua 3 lần di chuyển thì cuối cùng bù nhìn cũng yên vị tại quốc lộ 5, bên ngoài khu đô thị Suomussalmi mà ngày nay vẫn khiến cho nhiều người qua đường tò mò dừng lại để ngắm nhìn.
Đây là một cách đồng bù nhìn có ý nghĩa của nghệ thuật sắp đặt vẫn là một bí ẩn. Nghệ sĩ từ chối đưa ra bất cứ lời giải thích nào cho những chú bù nhìn ở cánh đồng này, ông để cho người xem tự đưa ra nhận xét và những lý giải riêng của họ cho tác phẩm của mình.
Nhiều người tìm thấy nét u buồn hay một sự đáng sợ trên gương mặt của mỗi bù nhìn. Hình ảnh này gợi lên những con người bị lãng quên, và một giả thuyết phổ biến hơn hết là cánh đồng bù nhìn đại diện cho những người chết trận trong cuộc chiến tranh mùa đông đẫm máu diễn ra gần khu vực này, từ năm 1939 đến 1940 giữa hai nước Phần Lan và Liên Xô cũ.
Mỗi bù nhìn được khoác lên mình bộ quần áo mà lồng vào đó là những cây thánh giá bằng gỗ, nên phần đông người ta nghĩ cánh đồng bù nhìn là một đài tưởng niệm những người đã khuất trong cuộc chiến tranh ác liệt đã xảy ra trước đó.
Ánh sáng ban mai chiếu vào đội quân bù nhìn, trông vào những gương mặt này xuất hiện nỗi buồn rầu, thậm chí là gây nỗi sợ hãi cho người qua lại. Tuy nhiên khi mặt trời lên cao, với ánh sáng gay gắt hơn, bù nhìn lộ rõ vẻ mặt vui vẻ rất riêng và đầy màu sắc cộng thêm những cơn gió thổi qua làm cho làn tóc rơm và quần áo của bù nhìn bắt đầu vỗ, đập nhịp nhàng trong gió.