TRẺ » Đời sống trẻ

3 cách để trở nên mạnh mẽ khi phải mất người thân

Thứ bảy, 02/07/2016 14:35

Ai rồi cũng sẽ có lúc phải đổi mặt với việc phải "rời xa" người thân yêu của mình. Vượt qua nỗi sợ ấy là quá trình dài và khó khăn, hãy áp dụng 3 cách sau để vượt qua nó.

1. Suy nghĩ một cách thực tế về cái chết

- Nhận thức được rằng nỗi sợ về cái chết là điều bình thường. Hầu hết mọi người đều sợ người thân của họ sẽ ra qua đời tại một thời điểm nào đó. Ngoài ra, mọi người đều sẽ phải trải nghiệm cảm giác mất đi người thân yêu trong cuộc sống. Theo lý thuyết quản lý nỗi sợ hãi, suy nghĩ về cái chết của người mà bạn yêu thương có thể hình thành nỗi sợ hãi gây tê liệt. Nghĩ về sự qua đời của người khác cũng sẽ nhấn mạnh về cái chết của bản thân.

- Tập trung vào yếu tố mà bạn có thể kiểm soát. Nếu bạn đang phải chăm sóc cho người thân bị ốm, quá trình này có thể làm tăng thêm lo lắng, đau buồn, gánh nặng, và khiến bạn mất tự do. Mặc dù chắc hẳn bạn sẽ muốn cố gắng hết sức để giúp đỡ người thân yêu, bạn sẽ không thể nào kiểm soát khoảng thời gian sống của họ. Thay vì vậy, hãy chú tâm vào hành động mà bạn có thể thực hiện trước mắt, chẳng hạn như dành thời gian cho họ hoặc đối phó với nỗi sợ và nỗi buồn một cách lành mạnh.

- Chấp nhận mất mát. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi con người bày tỏ sự chấp nhận trước cái chết nói chung, họ sẽ dễ dàng đối phó với mất mát và nhanh chóng hồi phục hơn.

- Suy nghĩ tích cực về thế giới. Khi con người tin rằng thế giới hoàn toàn công bằng và đúng đắn, họ thường sẽ nhanh chóng hồi phục hơn và ít gặp khó khăn hơn khi mất đi người thân yêu.

2. Đối phó với nỗi sợ mất mát

- Sử dụng nguồn lực mà bạn có. Sở hữu nguồn lực đối phó trước mất mát không tương xứng có thể hình thành sự khó khăn cao độ và đau buồn mãn tính sau khi mất đi người thân yêu. Vì vậy, xây dựng cơ chế đối phó khi bạn cảm thấy sợ hãi trước khả năng mất đi người thân yêu là điều rất quan trọng.

- Hít thở sâu. Nếu bạn nhận thấy bản thân đang hốt hoảng hoặc lo lắng cực độ về suy nghĩ mất đi người thân yêu, hít thở sâu sẽ giúp bạn giảm thiểu phản ứng sinh lý học của bản thân (thở dốc, tăng nhịp tim, v.v) và giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn.

- Củng cố lòng tự trọng và sự độc lập của bản thân. Lòng tự trọng cao là nhân tố giúp bảo vệ bạn trước những khó khăn trong quá trình đối phó với vấn đề liên quan đến cái chết. Tuy nhiên, vấn đề trong mối quan hệ chẳng hạn như mâu thuẫn và lệ thuộc quá mức vào nhau có thể khiến bạn trở nên dễ bị tác động bởi sự đau buồn mãn tính sau khi người mà bạn yêu thương qua đời.

- Tạo dựng ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống. Tin tưởng rằng thế giới này có ý nghĩa (hoặc một thời điểm) nào đó có thể giúp con người đối phó với cái chết và giảm thiểu nỗi sợ mất đi người thân yêu. Có mục đích sống có nghĩa là sống vì những lý do cụ thể nào đó (chẳng hạn như gia đình, sự nghiệp, để giúp đỡ thế giới, đền ơn cộng đồng, v.v) thay vì chỉ đơn thuần là cố gắng tồn tại hoặc sống sót. Nếu cuộc sống của bạn có mục đích rõ ràng, bạn có thể tập trung vào điều mà bạn có thể đạt được và tiến bước khi người bạn yêu thương qua đời. Biện pháp này sẽ giúp đảm bảo rằng bạn sẽ tiếp tục sống vì mục đích nào đó ngay cả khi người thân yêu của bạn không còn ở bên bạn.

- Liên lạc với thế lực cao hơn. Thế lực cao hơn có thể là bất kỳ một yếu tố nào đó to lớn và mạnh mẽ hơn bạn. Bạn nên thiết lập sự kết nối hoặc suy nghĩ về tôn giáo, tín ngưỡng, hoặc thế giới quan giúp bạn đối phó với chủ đề có liên quan đến cái chết.

3. Tăng cường sự hỗ trợ xã hội

- Trân trọng khoảng thời gian mà bạn có với người thân yêu của mình. Nếu người mà bạn yêu thương vẫn còn sống, bạn nên dành thời gian chất lượng cho họ trong những ngày cuối đời.

- Chia sẻ với thành viên trong gia đình. Sự gắn bó và hỗ trợ liên tục từ phía thành viên trong gia đình trong thời điểm mất mát sẽ giúp bạn có thể chịu đựng cảm xúc khó khăn liên quan đến sự mất mát.

- Giải bày tâm sự với người mà bạn tin tưởng. Không phải chỉ riêng sự tương tác trong gia đình mới có thể giúp làm giảm nỗi sợ mất đi người thân yêu, nhưng mối quan hệ bên ngoài phạm vi gia đình cũng khá hữu ích trong việc làm tăng khả năng đối phó tích cực với sự mất mát có thể xảy ra. Bàn luận về cảm xúc và suy nghĩ của bản thân với người khác để giảm thiểu sự sợ hãi và lo âu sẽ khá hữu ích.

- Giúp đỡ người khác. Không chỉ riêng chúng ta cần đến sự hỗ trợ từ phía xã hội khi đang lo lắng về sự ra đi của một ai đó, nhưng giúp đỡ người khác cũng là biện pháp tuyệt vời để có thể cảm thấy tốt hơn.

- Duy trì mối quan hệ với người đã mất. Một trong những nỗi lo sợ lớn nhất mà con người sở hữu khi nghĩ đến cái chết của người thân yêu đó là đây cũng sẽ là sự kết thúc của mối quan hệ mà giữa họ. Tuy nhiên, nó vẫn sẽ sống mãi, trong ký ức, trong lời cầu nguyện, trong cảm xúc và suy nghĩ của bạn về người đó.

- Suy nghĩ tích cực về thế giới. Khi con người tin rằng thế giới hoàn toàn công bằng và đúng đắn, họ thường sẽ nhanh chóng hồi phục hơn và ít gặp khó khăn hơn khi mất đi người thân yêu.

Atrudan (Theo Giadinhvietnam.com)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới