Theo thông tin được biết, người cha đã cố gắng huấn luyện cho cậu con trai Độ Độ, để bé được mạnh mẽ và khỏe mạnh. Đoạn video đã gây ra tranh cãi về cách dạy dỗ con khắc nghiệt. Trong thời tiết tuyết rơi dày, cậu bé chỉ mặc độc một chiếc quần đùi và chân đi giày. Thỉnh thoảng cậu bé khóc nấc, cầu xin cha bế cậu.
Tuy nhiên, đáp lại những bất bình đó, ông Hà Lý Sinh cho biết rằng thằng bé đã bị sinh non với nhiều chứng bệnh, các bác sĩ đã cảnh báo rằng đứa bé có nguy cơ bị bại não và tôi không muốn chấp nhận điều đó.
Để có thể giúp thằng bé thay đổi số phận, sau này trở thành người tài, tôi đã lên kế hoạch rèn luyện con bằng giáo trình đào tạo riêng mang tên ‘Giáo dục đại bàng’ - bắt con phải tự lập, học bản lĩnh mạnh mẽ.
Chính vì những điều kiện rèn luyện khắc nghiệt này, Độ Độ đã từng khiến cộng đồng mạng liên tục xôn xao khi lần lượt làm những điều phi thường ở độ tuổi quá nhỏ: 3 tuổi khỏa thân chạy dưới tuyết; 4 tuổi tự chèo thuyền một mình; 6 tuổi viết tự truyện; 7 tuổi đã cùng đoàn leo núi Fujiyama - Nhật Bản vượt núi cao trong suốt 15 giờ; 9 tuổi hoàn tất chương trình tiểu học;...
Nội dung bộ giáo trình, ngoài kiến thức xã hội thông thường còn có các hoạt động thể chất mạnh như: Leo núi, leo dây, đạp xe, võ thuật, thậm chí cả lái máy bay và lái thuyền buồm...
Cậu bé hiện tại đã 12 tuổi và tốt nghiệp Đại học Nam Kinh vào năm ngoái. Thời gian sắp tới, Độ Độ sẽ theo học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA). Trong khi bạn bè còn đang học cấp 2 thì cậu bé đã chuẩn bị theo học thạc sĩ - đây thực sự là một thành tích đáng kinh ngạc.
Trí tuệ song toàn, sức khỏe dẻo dai, cậu là kiệt tác đầy mồ hôi và nước mắt của bố Hà Lý Sinh. Những gì ông đã trải qua không chỉ là đạp lên những lời dị nghị, chỉ trích của xã hội, mà còn vượt qua chính mình, đè nén tình yêu thương của một người cha để trở thành một người thầy dẫn dắt con mình bứt phá về phía trước. Cha Hà Lý Sinh và thần đồng Độ Độ, chỉ khiến người ta phải cúi rạp mình thán phục.
Nhưng trái ngược với những thành tích khủng và phi thường đó, đa số các bậc phụ huynh đều lên án phương pháp “giáo dục đại bàng” này. Cho dù có thể đạt được thành tích tốt nhưng nó ảnh hưởng quá nhiều đến thể chất và tâm sinh lý của trẻ.