“Óc bã đậu”
“Mẹ ơi, con bò đội nón tại sao lại ngơ ngơ?...”
Nghe con hỏi, một phụ huynh có con học lớp 4 một trường tiểu học ở Hà Nội không biết phải giải thích kiểu gì.
Hỏi con, chị mới biết ở trên lớp, cô giáo thường dùng những từ “Ngơ ngơ như bò đội nón”, “Đầu óc con bã đậu đến là cùng” để mắng các bạn khi không hiểu bài hoặc làm sai ý cô.
Không riêng bé, nhiều học sinh tiểu học thường bị ăn “bún mắng”, “cháo chửi”trên lớp nhưng không hiểu ý nghĩa của những lời nói đó đã về thắc mắc với bố mẹ.Có lần đi học về, Duy Anh (Hà Nội), học sinh tiểu học thắc mắc: “Con và các bạn không hiểu “nước đổ đầu vịt” hay “bã đậu” là gì. Mỗi lần các bạn không làm bài tập về nhà, hoặc mất trật tự cô lại nói như thế.
“Mày vừa mới ở Trâu Quỳ ra hả?
Trong một lần lên bảng làm toán và bị sai một câu, Hiếu - cậu học sinh lớp 3 bị cô giáo lắc đầu ngán ngẩm “Sao mà ngu thế không biết?”. Khuôn mặt cậu bé xị xuống, ngẩn ngơ vài phút. Kể từ đấy, hễ thấy ai làm sai cái gì, Hiếu lại lẩm bẩm “À, ngu nên mới thế!”. Câu nói của cô giáo không chỉ chạm vào lòng tự ái của Hiếu, nó còn “đi sâu” vào trong ý thức của cậu về cách sử dụng ngôn từ không“đẹp” trong giao tiếp.
Còn cô L, giáo viên chủ nhiệm lớp 5 của một trường tiểu học ở Hà Nội thì lại có cách “xoáy” học sinh đẳng cấp hơn.
Thấy học trò đứng lên trả lời một cách ngô nghê, không đúng trọng tâm câu hỏi, cô không ngần ngại dọa “Tôi phải đưa cậu vào trại Trâu Quỳ, đeo cho cậu tấm bảng “thần kinh” trên trán để mọi người biết cậu... bị dở!”.
Cô nói chưa dứt câu, lũ học trò ở dưới đã cười phá lên vì câu nói ám chỉmà cô dành cho “nạn nhân” xấu số. Cũng kể từ cách dạy của cô, học sinh có thêm chủ đề để bàn tán. Chúng không ngần ngại gọi nhau bằng những từ thô tục hoặc hỏi“xoáy” nhau theo “phong cách” của cô: “thằng thần kinh”, “mày vừa mới ở Trâu Quỳra hả?”...
"Trơ trơ như mặt thớt"
Còn học sinh cấp 2, cấp 3 thường hiếu động hơn nên việc bị thầy cô mắng, chửi diễn ra “như cơm bữa”. Thậm chí, nhiều giáo viên còn quát nạt, mạt sát, xúc phạm các em bằng những lời đay nghiến.
Với những học sinh thường xuyên nói chuyện, làm việc riêng trong giờ, nhẹ thì các cô rầy la : “Nói mãi cứ trơ trơ cái mặt thớt, không học thì cút ra ngoài!”,còn nặng thì coi như cả giờ học hôm đó chỉ ngồi nghe chửi.
Huy Hoàng (HS lớp 8 tại một trường THCS) kể lại: “Quát tháo, mắng mỏ khôngđược, cô giáo quay ra xúc phạm chúng em bằng những lời khó nghe, chúng em thực sự bị tổn thương khi bị nói là “Không có lòng tự trọng, ý thức không bằng một con ruồi!(?)”
Nhiều học sinh bất bình trước thái độ và lời lẽ thiếu tôn trọng của giáo viên dành cho mình. Có những em sửng sốt nói rằng, không ngờ những người thầy lại có thể chửi học sinh thậm tệ như “hàng tôm, hàng cá” ngoài chợ ngay trong lớp học.
“Anh là con người hay con vật mà sao ngu thế?”
Mất trật tự, làm việc riêng trong giờ, không chịu làm bài, ghi bài là những tội đương nhiên sẽ bị chửi. Nhưng ở rất nhiều lớp học, trường hợp các bạn học sinh yếu, chậm tiếp thu hơn cũng bị cho là “vô ý thức” và thường xuyên bị “tra tấn” bởi những lời nói gay gắt của thầy cô.
Duy Anh học sinh lớp 9 một trường THCS cho biết: “Có hôm bạn N. không làmđược một bài toán, cô vừa giảng bài vừa đay nghiến, tay cô lăm lăm cái thước chỉtrực quật vào người khiến bạn run rẩy không thể tập trung. Rồi cô cho bạn về chỗvà thở dài: “Anh là con người hay con vật mà sao ngu thế?”
Theo một số bạn học sinh, có trường hợp cô giáo không chỉ mắng mỏ mà còn bêu riếu học sinh trước lớp vì tội “quá dốt” khiến bạn đó mặc cảm, tự ti.
Học yếu môn Hóa, Đ. luôn sợ hãi mỗi khi có tiết môn này sau nhiều lần bị cô giáo làm “bẽ mặt” trước lớp. Đ. nhớ lại: “Lần nào em lên bảng không làm được bài cô cũng phạt đứng góc lớp rồi gọi một bạn giỏi lên giải quyết. Sau đó cô xóa hết phần trình bày của bạn ấy và bắt em làm lại. Không làm được cô mắng xơi xơi:“Ngu thì phải có mức độ chứ? Ngu lâu dốt dai ai mà đào tạo được?”...