Trước hết, cần tránh những điều không nên hỏi
Công ty được nghỉ bao nhiêu ngày trong tuần, cách tính ngày nghỉ theo luật định, có nghỉ phép năm không, lương cơ bản là bao nhiêu, có làm thêm giờ không, có cơ hội đi du lịch không… là những điều không nên hỏi. Bởi vì bạn chưa đóng góp giá trị cho công ty, công ty không biết khả năng của bạn và nói về những vấn đề cơ bản này ngay từ đầu sẽ tạo cảm giác không vui vẻ cho người tuyển dụng.
Các câu hỏi cần đặt ra
Thời gian thử việc sau khi tham gia công việc là bao lâu, có thể được làm những công việc chính trong thời gian này không? Hệ thống đào tạo của công ty như thế nào? Định hướng tương lai của công ty là gì?
Những câu hỏi như vậy sẽ là điểm sáng với người phỏng vấn, tạo cảm giác rằng họ không phải đang tuyển dụng một nhân viên, mà là một đối tác sẽ phát triển cùng với công ty. Những câu hỏi như thế này có thể mang lại cho người phỏng vấn thêm điểm.
Nếu là bạn, bạn sẽ trả lời như thế nào? Tốt hơn hết đừng trả lời là “không”.
Nếu bạn trả lời "không", điều này thường được một số người phỏng vấn hiểu là: bạn không quan tâm lắm đến công ty hoặc vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. Nó có thể khiến người phỏng vấn hiểu nhầm và ảnh hưởng đến nhận định phỏng vấn.
Một số cư dân mạng cũng tham gia vào chủ đề này, họ chia sẻ:
(Ảnh minh họa)
- Bất kể bạn định nói gì tiếp theo, trước hết, bạn phải có tư thế tốt, luôn tươi cười và tự tin, phóng khoáng, những điều này sẽ thêm điểm cho bạn, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc sau đó suôn sẻ.
- Tiếp theo, nếu bạn lo lắng khi nói về điều này, bạn có thể trực tiếp và hào phóng nói: "Cảm ơn sự tin tưởng của công ty, nếu được gia nhập vào công ty, tôi sẽ làm việc chăm chỉ và cố gắng hết sức để đưa công ty ngày một lớn mạnh, phát ttriển”.
- Tuy nhiên, nếu bạn tự tin về năng lực của mình cũng như kết quả của cuộc phỏng vấn, thì bạn hoàn toàn có thể tự tin hỏi lại bộ phận phỏng vấn, chúng tôi tin rằng người phỏng vấn sẽ cho bạn những câu trả lời đầy đủ nhất.