TRẺ » Hotgirl, hotboy

Khi DJ nóng bỏng nhất Hà Thành trở thành bác sĩ quái dị???

Thứ hai, 24/11/2014 11:15

Cá tính và sexy với vòng 1 siêu khủng, DJ Tít (tên thật là Trần Thị Thủy Tiên) nổi tiếng tại đất Hà Thành với biệt danh “phù thủy âm nhạc” bởi khả năng điều khiển âm nhạc tuyệt vời.

Đằng sau câu chuyện về một DJ chân ướt chân ráo, bước lên Hà Nội với hai bàn tay trắng, gần đây, người xem lại bắt gặp Tít biến hóa trong 1 vai trò hoàn toàn mới: Một bác sĩ quái dị với những phát minh điên rồ có một không hai.

Bối cảnh câu chuyện được xây dựng trong phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh, DJ Tít xuất hiện với màu tóc xanh đặc trưng và áo blouse trắng ấn tượng, không quên khoe những đường cong vốn có của mình. Xuất hiện của Tít là 3 chàng nghiên cứu sinh: Xoăn xù xù với đặc tính là anh chàng tò mò, tọc mạch; mập mũm mĩm với khuôn mặt luôn ngơ ngơ và ngố ngu ngơ với tính sợ bẩn… đã tạo nên một câu chuyện thú vị xung quanh việc nghiên cứu vi trùng, vi khuẩn.

DJ Tít xuất hiện với vai trò mới là một bác sĩ quái dị

Được biết, đây là chiến dịch quảng bá dòng sản phẩm sữa rửa tay của một nhãn hàng trên thị trường, cái thú vị của câu chuyện không phải là nhắm vào hướng khai thác trực diện mà chuyển sang một ý tưởng dựa trên nghiên cứu của nhãn hàng về nhu cầu sử dụng điện thoại của giới trẻ ngày nay. Trung thành với đúng ý nghĩa “quái dị” của người thủ linh đứng đầu, phát minh “bao cao su đầu tiên dành cho điện thoại di động” với thiết kế và sản phẩm không có thật đã tạo ra sự tranh cãi của không ít cư dân mạng khi đón xem đoạn clip.

DJ Tít và sản phẩm không có thật – Bao cao su dành cho điện thoại di động

Điện thoại thông minh với những tiện nghi gói gọn bên trong một thân hình nhỏ nhắn đã trở thành một vật dụng gần như là không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Thế nhưng do tiếp xúc thường xuyên với đôi bàn tay, một trong những bộ phận được sử dụng nhiều nhất và chứa nhiều vi khuẩn nhất trên cơ thể con người, ĐTDĐ đã trở thành một mầm mống của dịch bệnh cũng như là chất xúc tác giúp vi khuẩn lây qua tay nhanh hơn (trung bình, trên bề mặt một chiếc điện thoại thông minh chứa 4,2 triệu con vi khuẩn). Bên cạnh đó, cũng theo một nghiên cứu của Mỹ (2007), chiếc ĐTDĐ mà bạn sử dụng hàng ngày còn dơ hơn cả chiếc đế giày hay bẩn gấp 10 lần so với bệ ngồi bồn cầu toilet…

Hãy cùng khám phá bao cao su đầu tiên dành cho điện thoại di động tại đây.

HX (Theo Giadinhvietnam.com)