SAO » Chuyện làng sao

Trà Ngọc Hằng: 'Tôi không bị giành con là sự may mắn của tôi'

Thứ hai, 23/01/2023 10:34

Trà Ngọc Hằng trải lòng về những thị phi mất tiền mất bạn trong năm qua. Cô cũng tiết lộ bản thân từng hạ mình nhắn tin cho ba của con gái vì bé tủi thân khi có bố mẹ cùng đưa đến trường nhưng anh đã từ chối lời đề nghị của cô.

Chào Trà Ngọc Hằng, năm vừa qua là một năm như thế nào với chị? Năm qua chị có vướng một vụ lùm xùm về chuyện tiền nong với bạn bè, điều đó được giải quyết như thế nào và kinh tế chị có bị ảnh hưởng nhiều hay không?

Tôi biết chuyện đó vẫn sẽ lùm xùm tiếp tục và không có hồi kết. Theo suy nghĩ cá nhân của tôi thấy mình đúng. Tôi đưa ra hướng giải quyết theo đúng như những gì đã thống nhất với nhau ban đầu. Nhưng về phía bên kia không chịu, không chịu thì tôi không thể nào theo người ta được trong khi đó tôi không sai. Khi trao đổi làm ăn với nhau, tính chất thực tế người ta giúp đỡ tôi nhưng không phải như vậy, người ta lợi dụng trên uy tín của tôi để cần những cái muốn cần trong thời gian đó. Trong thời gian đó, tôi khó khăn nên cần số tiền đó. Hai bên đã thỏa thuận từ ban đầu, tôi lấy số tiền đó, tôi đứng trên uy tín của tôi để vay hỏi dùm, hai bên đều công bằng thống nhất với nhau. Tôi khá tin bạn nên sau khi giải quyết xong, bạn có thống nhất với tôi không có ai còn trách nhiệm với ai hết. Ngày xưa tôi có vấn đề gì hay trao đổi với bạn trai cũ, bạn ấy nói nên ký một cam kết để tránh rủi ro sau này xảy ra. Tôi nghĩ bạn bè tự nhiên bắt ký cam kết, tôi nghĩ không có chuyện gì xảy ra. Tại tính tôi tin như thế nên không làm như bạn ấy góp ý, sau một tháng chuyện liền xảy ra liền. Theo tôi nó đã xảy ra, bây giờ cách giải quyết từ đầu sao là vậy vì đã thống nhất với nhau. Tôi không có lỗi gì để phải bao biện cho mình hay nói nhiều nữa.

Người bạn đó còn làm phiền chị không vì thái độ bên đó khá gay gắt, không có được ôn hòa như chị?

Tôi nghĩ có làm gì đi nữa không ảnh hưởng gì vì những chuyện bạn làm đã làm rồi. Lúc đầu hơi bị sốc vì thứ nhất tại sao người ta nói mình đúng nhưng không đưa ra những cái sai của họ. Tôi biết thời gian qua kinh tế khó khăn, chính vì thế bạn bị áp lực nhiều. Tôi suy nghĩ tới lui nghĩ thôi kệ, cái xui đến tôi nhận thôi.

Chị có thấy tiếc về tình bạn này không?

Đương nhiên tính tôi chơi với ai cũng hết lòng, để xảy ra chuyện không đáng như vậy, ai trong mối quan hệ cũng sẽ hối tiếc. Đặc biệt tôi sống khá tình cảm với bạn bè nên không có tránh được trường hợp tiếc. Nhưng tôi biết sẽ không bao giờ quay lại được vì bạn có suy nghĩ riêng và tôi cũng vậy. Bạn không kiềm chế được cảm xúc của bạn, bạn làm tổn thương tôi. Tôi có thể nói lớn tiếng với bạn bè nhưng tôi không thể nào đưa ra những gì không đúng sự thật về bạn của mình ở trên cộng đồng cho người khác bàn tán như vậy. Tôi nghĩ chuyện đó là xúc phạm, không thể nào coi như bình thường để chơi lại được.

Không chỉ mất bạn mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của chị phải không?

Lúc bạn nói là tôi đang chuẩn bị ký hợp đồng hơn hai tỷ với đối tác bên Mỹ. Nhưng sau khi bạn đăng lên, khi người ta không có ở Việt Nam, đọc báo sẽ lan truyền những cái không tốt về tôi, mặc dù đúng hay sai người ta cũng không biết. Trong xã hội để ra hỏi cô này tốt hay không người ta hay bị theo, đặc biệt những người mẹ hay đem con ra chia sẻ được rất nhiều sự đồng cảm. Tôi không muốn giải thích, khoảng thời gian đó kinh tế tôi không ổn định, lại bị hủy hợp đồng đó nên tôi bị sốc và tổn thương.

Chị rút được kinh nghiệm gì cho mình?

Tôi rút kinh nghiệm không tin người nữa, làm gì cũng phải rõ ràng từ ban đầu. Tôi bị yếu điểm khi cảm nhận biết điều đó sẽ xảy ra nhưng trong lòng vẫn bỏ qua. Chính vì thế tôi vẫn hay làm theo cảm xúc của mình.

Người ta nói cộng đồng mạng rất nguy hiểm, những gì chia sẻ không phải cứ xóa đi là xong vì nó còn lan truyền và ảnh hưởng đến bản thân sau này. Chị rút ra được bài học gì cho mình với cộng đồng mạng?

Sau này tôi làm việc rõ ràng hơn, có những câu từ nói ra không rút lại được làm tổn thương người khác, sự tổn thương đó có xin lỗi cũng không bù đắp lại được. Tôi nghĩ cách tốt nhất thời gian ban đầu mình phải rõ ràng mọi thứ nếu muốn giữ tình bạn đó, đó là một bài học sâu sắc rút kinh nghiệm của tôi. Trong một mối quan hệ để bền vững, không nên vướng tiền bạc với nhau.

Bây giờ những ngày tháng cuối năm, dù muốn hay không người ta sẽ nhìn lại một năm đã qua để chiêm nghiệm lại mọi thứ. Bản thân chị ngoài tiền bạc ra còn có sự mất mác trong thời gian vừa qua. Cảm xúc của chị trong những ngày cuối năm như thế nào?

Nếu mọi người theo dõi tôi cũng biết tôi bị mất số tiền rất lớn. Tôi tin bạn, cứ đưa tiền bạn làm, lãi cứ chia, tiền có một việc nào đó tôi cứ đầu tư. Sau cùng bạn lại sử dụng số tiền đó không đúng mục đích và số tiền đó bị mất. Lúc đầu tôi thấy bạn rất không thực, nói quanh co đủ thứ, tôi kiểm tra ra được bạn nói dối rất nhiều chuyện. Ban đầu định đi kiện, sẽ làm đến cùng nhưng qua một thời gian nghĩ lại người ta có tiền cũng sẽ đưa, tôi thấy được thiện chí người ta có bao nhiêu đưa bấy nhiêu. Thứ hai tôi cũng tới nhà bạn, bạn có con, nhắn tin với tôi bảo bỏ con đi làm, cố gắng kiếm tiền để trả. Tôi nghe xong cảm thấy xót, mủi lòng. Lúc đầu tôi mủi lòng thật sự nhưng sau đó bạn vẽ tôi nhiều qua, tôi bực mình. Bạn biết lấy con ra làm điểm yếu của tôi. Tôi đợi đến bây giờ hơn một năm, lúc đầu còn trả một ít. Có vẻ bạn đánh vào sự mủi lòng của tôi nên đến bây giờ vẫn chưa có đồng nào. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại tôi mất số tiền đó nhưng có lẽ tôi không phải xấu, chính vì thế tôi có sự may mắn đến với mình. Tôi nghĩ trong cuộc sống có lẽ ai cũng sẽ có lúc khó khăn, chắc chắn không ai muốn điều đó nên tôi không muốn dồn người ta vào đường cùng. Tôi cho người ta cơ hội và thời gian để giải quyết.

Năm nay là một năm không được vui với chị, ngoài mất tiền mất bạn ra chị còn có khoảng thời gian gặp khó khăn về kinh tế. Khoảng thời gian đó đối với chị như thế nào, chị làm cách nào để vượt qua những điều không vui như vậy?

Lúc đó tôi mất số tiền khá lớn bao nhiêu năm trời dành dụm. Theo kinh doanh nếu muốn công việc kinh doanh ổn định và phát triển rộng rãi hơn phải luôn có vốn để đầu tư, phải luôn có sự đầu tư nghiêm túc. Lúc đó tôi khá khó khăn, ngoài việc vay bị nợ xấu với bạn, bị ngân hàng lấy xe. Tôi không có xe đi, phải dành dụm tiền, bán, góp mua mua lại một cái xe. Đến lúc tái đầu tư công ty, tôi phải bán xe để đầu tư vào, mượn thêm bán, chịu đóng lãi để đầu tư vào công ty. Mọi cực khổ đã đến với tôi nhiều nên trời cũng thương. Sau khi bán chiếc xe, mượn tiền đầu tư làm những sản phẩm tôi đang làm, may mắn bán được rất nhiều hàng. Từ đó tôi bắt đầu dồn tiền vào đầu tư tiếp và lúc nào cũng thành công. Tôi đã vượt qua được khó khăn đó và trả được nợ.

Khoảng thời gian chị khó khăn như vậy, ba của bé Sophia có hỗ trợ và giúp đỡ cho chị về mặt nào không?

Năm 2020 hàng tháng bạn chu cấp, phụ tiền học cho con. Để giúp tôi kinh doanh hay trong cuộc sống là không có, chỉ có hỗ trợ nuôi con.

Trong năm chị vướng phải những cái xui, không vui. Có bao giờ chị bị stress đến mức cảm thấy nhiều thứ ập đến với mình quá, không chống chọi nổi không?

Tôi luôn chuẩn bị tinh thần không thể nào gục ngã được vì tôi biết mình gục ngã chắc chắn người khác xung quanh tôi cũng sẽ gục theo. Chính vì thế có những lúc tôi nghĩ sao cuộc sống lại mệt mỏi, vất vả đến như vậy, có rất nhiều biến cố. Khoảng thời gian rất stress, tôi ở trong phòng hơn mười ngày, không gặp ai, ăn uống đều ở trong phòng, đó là khoảng thời gian bị mất tiền.

Những lúc như vậy, chị có cảm thấy mình gồng mệt mỏi quá cần bờ vai để dựa vào không?

Lúc đó tôi không cần bờ vai, chỉ cần làm sao để giải quyết được những gì cần phải giải quyết. Đương nhiên khi yêu một ai, có một mối quan hệ nào đó cũng rất hết lòng. Tôi luôn đặt mục tiêu gia đình, công việc lên đầu để ổn định mọi thứ. Lúc đó tinh thần thoải mái, ổn định kinh tế, tình yêu mới mang lại cho mình hạnh phúc. Bây giờ tôi bị áp lực kinh tế nhiều quá, người đó không thể nào hỗ trợ được cho tôi như tôi kỳ vọng, chắc chắn sẽ không làm việc được. Chính vì thế tôi luôn chủ động cho công việc của mình ổn, khi có mối quan hệ nào đó tôi không cần sự giúp đỡ của người ta tôi vẫn ổn.

Chị có chia sẻ năm 2020, ba của Sophia có trợ cấp cho con. Năm 2021 - 2022 thì sao?

Khi bạn của tôi tố vụ nợ nần, có nhiều chuyện xảy ra. Lâu quá tôi với bạn đó không còn quen nhau nữa tôi không biết hiện tại người ta sống như thế nào chỉ chu cấp khoảng tiền hỗ trợ, học phí cho con, ngoài ra chuyện cá nhân tôi không hỏi cũng như không ai quan tâm đến ai chuyện riêng tư. Sau khi bạn của tôi nói sự việc đó, tố tụng này nọ, có vẻ bạn kia cũng bị ảnh hương nên từ đó bạn có đôi lúc hỗ trợ hoặc không nhưng bạn không còn tình cảm thắm thiết với con.

Nhưng đó là trách nhiệm của một người cha?

Đương nhiên tôi thấy showbiz, đọc báo tin tức giành con. Tôi không bị giành con là sự may mắn của tôi, tôi chắc chắn không ai dành được với tôi. Nhưng đôi lúc tôi chạnh lòng, người ta tranh giành đấu tranh vì tình cha con. Tại sao con tôi lúc nào cũng trong tình trạng không được cha quan tâm nhiều. Tôi xác định từ ban đầu, khi sanh em bé, đó là con của tôi. Người ta chấp nhận hay không đã là con của tôi, người ta chấp nhận thì tôi vui vì con mình đầy đủ, nếu người ta không chấp nhận tôi cũng chịu. Đó là con của tôi, tôi nghĩ mình có trách nhiệm, ngoài ra những việc khác tôi không nghĩ nhiều. Tôi không bắt người ta phải nhận con, trách nhiệm hay không. Tại sao nhiều người nói với tôi, phải bắt người ta chịu trách nhiệm. Suy nghĩ cho cùng, từ lúc tôi có bầu đến giờ, tôi xác định đó là con của tôi. Người ta chấp nhận hay không đó cũng là con của tôi. Tôi nghĩ quan trọng người ta muốn hay không, nếu người ta không muốn, không lẽ lúc nào tôi cứ bắt phải nhận, chu cấp cho con. Tôi không phải là người như vậy.

Có bao giờ bé Sophia nói hay trò chuyện với chị về ba của bé không?

Có vẻ đi học, có bạn thân hay có bố mẹ đưa đi nên có lúc bé hỏi, sao người ta có bố đưa đi, bé lại không. Tôi nghe cũng xót, chạnh lòng. Lúc đó là Trung Thu, tôi phải dắt bé đi biểu diễn trong trường. Tôi đi sớm mười lăm phút, phụ huynh đi sớm ngồi ngoài đợi, con phải vào chuẩn bị. Con tôi nói một câu tại sao tất cả mọi người đều có bố mẹ, chỉ có con không có bố. Tôi an ủi, bé có mẹ là được rồi, tôi nói bé cầu nguyện sẽ có. Tự nhiên về nhà tôi thấy bé đi vào bàn thờ lạy rồi hỏi sao cầu nguyện rồi mà chưa thấy bố về. Lúc đó thật sự tôi không kiềm được cảm xúc của mình, tôi nhắn tin người đó nói bận như thế nào nhưng sau này nếu có cơ hội nên dẫn con tới trường vì bé trong trường rất nổi bật hay diễn văn nghệ ở trường. Nhưng bạn nói bạn không đến được, không làm được điều đó. Tôi nghĩ mình phải chấp nhận sự thật là như vậy.

Sophia bây giờ bé còn nhỏ nhưng vài năm nữa nhận biết của bố mẹ nhiều hơn?

Tôi rất may mắn vì con của mình rất biết quan tâm. Lúc tôi nhận trợ cấp cho bé là lúc một tuổi, cũng là lần đầu bé gặp bố,. Từ đó có một vài lần bạn qua gặp con, bé chỉ bập bẹ nói nhưng vừa thấy ba đã khen ba đẹp trai. Bé cố nịnh để được gặp bố nữa nhưng sau đó tôi giải thích, cho dù mạnh mẽ như thế nào nhưng khi làm mẹ cũng không tránh được sự xót xa khi con mình như vậy.

Có phải vì chị thấy bản thân là một người khá yếu đuối trong tâm hồn nhưng chị cố gắng làm chỗ dựa cho rất nhiều người. Có phải chính vì vậy chị cũng sợ con bị tổn thương như vậy và chị giáo dục con khá nghiêm khắc để bé mạnh mẽ hơn mình không?

Một phần là đúng vì tất cả mọi việc khi xảy đến trong đời tôi tự bản thân tôi là người giúp đỡ mình vượt qua. Bé Sophia là người sống tình cảm hơn tôi. Tương lai tôi không nói trước được nhưng sau này tôi mong con sẽ giống như vậy hoài, trong sáng. Tôi thấy được bé ở điểm dễ tổn thương như tôi cho đi học múa, mấy bạn đã học trước đi diễn. Khi bé đến học thấy con các bé nhỏ, nựng nhưng bé kia chạy chỗ khác. Tôi có nói nếu con muốn chạm vào một ai đó, phải hỏi ý kiến của người ta, khi người ta đồng ý con mới được chạm vào. Bé đi hết lớp hỏi có thể chơi với bé được không, ai cũng từ chối vì có lẽ bé cũng mới, mấy bạn khác cỡ tuổi đó chưa quen. Bé khóc, tại sao không ai chịu chơi với mình. Tôi thấy bé rất dễ tổn thương nên chính vì thế tôi muốn dạy con mình mọi thứ phải tự lập, làm chủ cuộc sống, mạnh mẽ trong mọi trường hợp nếu sau này có xảy ra vấn đề gì đó. Mới sanh con ra tôi luôn nghĩ sẽ dạy con mình theo hướng đó nhưng càng lớn tôi càng phải rèn luyện nhiều hơn vì tôi thấy được con mình có những điểm yếu rất dễ bị tổn thương. Chính vì thế tôi dạy con rất nghiêm khắc.

Bạn có hối hận khi làm mẹ đơn thân không?

Tôi cảm thấy tại sao mình không chịu sanh con sớm hơn, may mắn một phần ông trời ban cho tôi đứa con. Tôi thấy tất cả những sóng gió xảy ra với cuộc đời tôi, tôi lại ước có gì có con sớm hơn. Khi bé càng lớn thấy bé càng đáng yêu, ước gì giá như biết có con thích như vậy tôi sẽ có con sớm hơn. Tôi không nghĩ những chuyện khác, có con, bao nhiêu sóng gió có xảy đến tôi cũng sẽ cố gắng vượt qua. Lúc đó tôi sẽ không nghĩ tiêu cực như lúc không có con. Có con rồi, tất cả mọi thứ đều nghĩ tích cực hơn.

Sau khi trải qua những biến cố như vậy, làm thế nào chị vượt qua được nỗi đau như thế?

Tính tôi không muốn mang điều tiêu cực đến mọi người xung quanh và tôi có niềm vui mới chia sẻ, nỗi buồn không có thổ lộ. Nhưng thời gian qua tôi vừa mất người thân, mất tiền trong công việc tình bạn cũng không còn vì những chuyện không đáng đã để nó xảy ra. Gia đình mất là chuyện không thể thay đổi được cho dù có đau khổ đến tột cùng cũng phải vượt qua được. Bây giờ tôi có con, nhìn hai đứa cháu lúc hỏi hay nhắc về ba mẹ, tôi cảm thấy rất đau. Nhưng tôi theo đạo Phật nên nghĩ hết duyên, mỗi ngày tôi phải tự làm cho suy nghĩ của mình ổn hơn và tinh tần của mình vững vàng hơn. Tôi nghĩ bây giờ nếu như tôi buồn, khóc, vật vã, tinh thần xuống, không mạnh mẽ được sẽ không ai lo cho cháu tôi, một đứa sáu tuổi, đưa bảy tuổi. Bây giờ coi như tôi ba đứa con, tôi đón hai bé lên Sài Gòn đi học. Tôi phải đi làm sáng sớm, ngoài việc chăm con còn phải chăm hai đứa cháu. Hai bé thiếu may mắn hơn những đứa trẻ khác vì ở quê từ đó đến giờ nên rất chậm, khờ hơn. Khi tôi nhìn hai đứa nhỏ phải cố gắng hơn, không thể nào để anh tôi ở nơi xa nhìn con anh ấy không được hạnh phúc. Con tôi học cái gì, tôi cố gắng cho cháu học theo, con tôi có đồ chơi gì tôi cũng muốn cho cháu tôi có. Tôi có thể không mua đồ mắc tiền cho con nhưng tôi lại dám mua đồ mắc tiền cho cháu vì tôi không muốn hai bé cảm thấy chạnh lòng. Tôi thương và có trách nhiệm với cháu như con của mình. Tại sao mọi người nói tôi làm hoài, cực khổ như vậy, kể cả tôi làm cả trăm nhân viên nhưng khi tôi làm cái gì cũng phải tự tay làm để hoàn hảo. Bạn tôi nói sao số tôi cực, trong khi đó nhiều người cảm thấy vậy là đủ, tai sao mình không sống bình an. Nhưng thật ra không phải như vậy, không phải tôi không muốn sống bình an. Tôi biết tất cả những thứ tôi có thể làm được là chuẩn bị cho tương lai những đứa nhỏ.

Chị nặng gánh như vậy, một mình có ba đứa con. Có lúc nào chị quên nghĩ đến hạnh phúc của bản thân mình không?

Hầu như tôi thấy tất cả đàn ông thích tôi, tôi không thấy được sự bao dung, không thương cháu, con mình. Tôi không trách người ta được, có những người ta quen mình, không phải quen gia đình mình, tại sao mình phải như vậy. Mỗi một tuần tôi đi làm việc, thường thứ bảy, chủ nhật ở nhà với gia đình. Khi có bạn trai, thứ bảy, chủ nhật phải ở với bạn trai nhưng đa số lúc nào cũng phải có cháu với con. Đôi lúc chị tôi nói sao tôi làm vậy, ai mà thích tôi sẽ sợ, đi đâu cũng dẫn ba đứa theo. Lúc đó tôi nói người ta không chịu được thì thôi, nếu người ta thương mình người ta phải chịu được. Sau đó tôi ngẫm lại, đúng thật sự có những người thương mình, muốn sự gần gũi, riêng tư, đôi lúc mình như vậy hoài người ta sẽ khó chịu. Nhưng cuộc sống tôi, sinh ra trong gia đình như vậy, cuộc đời tôi vậy tôi đâu có lựa chọn được. Bây giờ tôi bỏ con, cháu cho ai nên phải chấp nhận. Người nào đủ bao dung thì đến, nếu không tôi chấp nhận điều đó. Tôi biết tự tạo niềm vui cho mình, đương nhiên tình cảm cũng quan trọng như không quan trọng đến mất đánh đổi hết tất cả.

Khi gặp đúng đối tượng, mình sẽ rất thích và người ta cũng thích mình nhưng vì như vậy chị phải kiềm chế một phần nào đó, chị có những đấu tranh trong mình, bao nhiêu lần chị vượt mất cơ hội của mình?

Lúc đầu người ta thích tôi và tôi thích người ta, tôi rất thẳng thắn chia sẻ. Nhưng tôi thấy biểu hiện của người ta không đủ bao dung để đến với tôi nên tôi dừng lại, không tiến xa hơn nữa. Chính vì thế tình cảm không bị chiếm nhiều quá trong suy nghĩ của tôi. Nếu tôi thích ai quá, tôi giấu diếm những chuyện đó, sợ gánh nặng mang đến cho người ta, lúc đó mình sẽ áp lực. Nhưng đối với tôi, tôi sẽ nói là có con, phải dành thời gian ngày cuối tuần cho con, cháu. Nếu bây giờ có hai ngày cuối tuần, người ta nói chủ nhật dành cho họ, thứ bảy dành cho cháu, con. Tôi không đồng ý, nếu được thì ổn mà không thì thôi, tôi không thể nào áp đặt người ta vào cuộc sống của mình. Có những lúc tôi nghĩ mình cũng phiền vì giờ đi đâu cũng đem ba đứa nhỏ. Đa số tôi ở nhà, nhưng đi du lịch vẫn phải dẫn ba đứa theo. Thật sự rất kỳ nhưng đó là cuộc sống của tôi, không thay đổi được. Có một khoảng thời gian, tôi có người thích và tôi cũng thích. Tôi nói trước, tôi phải nuôi con cháu, tính tôi rất thích gia đình nên chính vì thế cuối tuần tôi hay qua nhà mẹ hoặc mẹ qua nhà tôi hoặc dẫn cháu đi chơi, ở nhà chơi. Đi du lịch cũng vậy, như đi riêng thì được nhưng thường nghỉ hè tôi dẫn con cháu đi chơi. Ngày nghỉ học tôi phải dành thời gian cho ba bé, cuối tuần dành cho các bé. Ai mà tôi thấy khó chịu chút là tôi rất khó chịu, tôi nghĩ nếu vậy sống lâu dài không được. Như tôi thấy biểu hiện người ta lúc đó không thích, người ta không bao dung chấp nhận điều đó. Tôi cũng đồng ý và không tiếp tục.

Mẹ chị có bao giờ trăn trở về hạnh phúc của con gái không?

Có người mẹ nào mà không trăn trở, mẹ cứ kêu tôi lấy chồng đi. Đương nhiên khi làm mẹ ai cũng sẽ lo cho hạnh phúc con gái mình, đặc biệt bây giờ tôi đã qua ba mươi tuổi. Có cái đám cưới với người ta, có gia đình đàng hoàng mọi thứ. Có lần tôi đi qua Mỹ chơi, mẹ nói lấy chồng ở Mỹ luôn để khỏi gánh nặng. Tôi nói nếu tôi đi vậy ai sẽ lo cho cháu, mẹ tôi chắc chắn không thể lo được cho cháu tôi ổn định được.

Nhiều người phụ nữ thế hệ trước, họ sẽ lựa chọn con cái không yêu nữa. Chị có phải dạng đó không?

Dùng từ khao khát là không đúng. Ngày trước tôi nói đóng trái tim lại để nuôi con. Đương nhiên nuôi con, muốn con hạnh phúc ai nên cũng nói vậy. Nhưng nếu để nói thật sự trong đáy lòng, ai mà không muốn mình có hạnh phúc, có một người đàn ông trụ cột gia đình, chia sẻ chăm con. Tuy nhiên có thể họ chưa gặp được người họ cảm thấy an toàn nên họ tạo cho mình một cách đóng tim lại. Không phải người ta mong đóng lại, nuôi con, thương con nên ai cũng mong muốn làm gì đó hạnh phúc có thể và hy sinh tất cả vì con. Làm mẹ là như vậy nhưng ai cũng có một điểm yếu trong tim của họ, họ cũng cần tình yêu, người chia sẻ. Nhưng làm mẹ rồi bản năng của họ có thể nhìn được sự an toàn hay không an toàn. Để mà nói không cần nữa là không đúng, ai cũng cần có hạnh phúc riêng cho mình.

Khi phụ nữ muốn lấy chồng, sẽ gặp rất nhiều người đàn ông và sẽ lựa chọn người thương con mình hơn. Phụ nữ sẽ đặt vị trí con mình cao hơn người đàn ông. Có lúc nào chị rơi vào trạng thái đó không?

Ai làm mẹ rồi cũng phải đặt yếu tố đó đầu tiên, đặc biệt những người mẹ đơn thân. Bản năng làm mẹ tại sao mạnh mẽ hơn lúc còn trẻ chưa sanh con. Lúc chưa sanh con, còn trẻ có thể trao tình yêu khờ dại, mù quáng, mất lý trí vẫn yêu. Nhưng khi làm mẹ rồi, tự nhiên bản năng không cho phép mình làm như vậy nữa. Lúc đó không hiểu sao lý trí mình mạnh mẽ hơn tuổi mới lớn và chưa có con.

Con chị là con gái nên có sự nhạy cảm lớn để quyết định đến người đàn ông nào khác. Chị có như vậy không?

Tôi có con rồi, một ánh mắt, cái nhìn của mình, mình phải suy nghĩ. Tôi khá hạn chế tiếp xúc nhiều người, tính tôi khá kỹ trong những mối quan hệ. Nhưng khi chưa sẵn sàng trong một mối quan hệ nào đó, tôi không tạo điều kiện cho con tôi gặp kể cả mối quan hệ đó nghiêm túc, nhưng chưa đủ thời gian tôi cũng không dẫn con tôi gặp. Mặc dù bé còn nhỏ nhưng nhận thức được người đàn ông đó là bạn của mẹ mình, như thế nào đó nên tôi tránh trường hợp cho con tôi gặp những mối quan hệ tôi nghĩ là xác định hoặc đang trong thời gian để xác định.

Chị Xuân Lan có chia sẻ sẽ không để có hai ba con ở với nhau mặc dù rất thân với nhau. Đó cũng là vấn đề xã hội, bản thân chị con nhỏ như vậy, chị có lường trước, cảnh giác với những người đàn ông không?

Tôi cũng là tuýp phụ nữ dạy con như chị Xuân Lan, bảo vệ sự an toàn cho con mình mặc dù rất tin người đàn ông ở bên cạnh. Nếu người đàn ông bên cạnh mình hoặc quen mình người ta sẽ buồn suy nghĩ. Nhưng nếu người đàn ông đủ suy nghĩ chín chắn hoặc đã từng có con, người ta sẽ hiểu cảm giác bảo vệ của cha mẹ dành cho con. Nó không tránh khỏi những suy nghĩ đó. Thời buổi bây giờ, trong xã hội có quá nhiều chuyện xảy ra. Tôi từ trước giờ không bao giờ bỏ con mình một mình với bất kì một ai ngoài chị gái tôi. Kể cả mẹ tôi cũng không để con một mình vì mẹ lớn tuổi sẽ không chăm kỹ bằng tôi. Mặc dù mẹ rất thương cháu nhưng nhiều khi thương chiều quá. Tôi không dám đi đâu, phải theo sát, mắt mẹ tôi cũng mờ, ăn uống gì không phát hiện được rất nguy hiểm. Đi bất kì đâu tôi cũng làm đồ ăn cho con hoặc chuẩn bị trước. Chị tôi còn trẻ nên có thể chăm phụ tôi, tôi không muốn làm phiền mẹ nhiều. Ngoài con tôi còn chăm hai đứa cháu ruột nên không muốn mẹ mình mất nhiều thời gian, mẹ phải dưỡng già nữa.

Chị đã mặc áo cưới trên phim, trình diễn thời trang. Có bao giờ chị mong muốn được mặc áo cưới một lần trong cuộc sống của mình không vì phụ nữ chờ đợi đều mong muốn một danh phận, điều tốt đẹp?

Khi phụ nữ bắt đầu gần ba mươi, ai cũng mong muốn mặc áo cưới một lần. Ngày xưa tôi rất thích mặc áo cưới, mẹ tôi không cho mặc áo cưới chụp hình vì sợ mất duyên. Ngày xưa mới lên Sài Gòn tôi học người mẫu ở nhà văn hóa Thanh Niên. Lần đầu tiên được mời đi chụp hình cưới với bạn Quốc Thịnh học chung. Không cần phải tốn tiền để được mặc đồ cưới nên tôi đi liền. Sau này càng lớn, thêm nữa được mặc đồ cưới chuẩn bị cho đám cưới của mình và bạn trai cũ nhưng cũng tan rã, kể từ đó tôi không thích mặc đồ cưới nữa. Sau này có người yêu hay bạn trai, đối với tôi đám cưới không còn quan trọng nữa, quan trọng tôi sống được với người đó hiểu nhau để đi đến tương lai lâu dài. Ngày xưa thì quan trọng nhưng từ lúc có con, lo cho cháu, tự nhiên thấy xung quanh tôi có con nít vậy đám cưới làm gì nữa.

Chị là người của công chúng, chị cũng thích khoe hình thể mình trên mạng xã hội. Có một thời gian có nhiều ý kiến trái chiều vì khi chị đã là mẹ của một đứa trẻ, cần cân nhắc về ăn mặc khoe vẻ đẹp hình thể ra bên ngoài. Dù sao con gái cũng nhìn mẹ để học hỏi và noi gương theo. Chị nghĩ sao về điều này?

Tôi nghĩ con tôi lớn lên cũng biết tôi ở trong showbiz. Phụ nữ cơ thể đẹp ai mà không thích mặc đồ sexy, không phải tôi khoe, tự bản thân thích điều đó, thích tự nhìn ngắm mình. Tôi xem trang Facebook như cuốn nhật ký của mình. Mọi người có theo dõi tôi chắc chắn sẽ thấy thời gian gần đây tôi không còn sexy như xưa nữa. Tôi có con rồi, có nhiều chuyện cần phải hạn chế để noi gương cho con mình. Tại sao tôi nói những scandal xảy ra với tôi, tôi không muốn nói qua nói lại, chuyện ai đúng ai sai để trình bày. Dù sao đi nữa mai mốt con tôi sẽ nhìn lại quá trình của tôi từ trước đến giờ. Có những chuyện tôi rất ức chế nhưng bỏ qua vì tôi nghĩ khi làm mẹ rồi, ai cũng sẽ có suy nghĩ về tương lai của con mình. Ngày xưa tôi hay mặc bikini nhiều nhưng giờ không còn nhiều nữa, có vẻ tôi chán sexy rồi.

Chị khó nhất trong việc dạy con ở điều gì để con không có thói xấu?

Từ hồi nhỏ đến giờ tôi luôn dạy con mình sống phải biết chia sẻ nhường nhịn, ai cũng có quyền để bảo vệ mình. Ngày xưa mới sanh con, tôi dạy con lúc nào cũng phải nhường nhịn, tự lập. Mẹ tôi nói sao tôi phải nhạy con nhường nhịn, đồ chơi của bé ai dành cũng bắt nhường. Nhưng tôi nghĩ cuộc sống cứ tranh giành, sau này rất khó dạy vì bé sẽ nghĩ cái này của mình sẽ giành lại. Đó là điều khó nhất trong cuộc sống. Cách tôi dạy con là cho đi, biết chia sẻ, không phải lúc nào cũng tranh giành. Tôi rất áp lực từ lúc sanh con vì tôi bất đồng quan điểm với gia đình rất nhiều. Gia đình tôi không phải dạy tranh giành, đồ của bé phải bắt bé nhường, kê cả con tôi té đánh bàn đánh ghế, tôi nói nếu con té thì tự xin lỗi bàn đi. Nghĩ lại cảm thấy mình khùng nhưng vẫn bị áp lực. Nhiều khi tôi và chị gái, mẹ tôi lúc mới sanh em bé cãi lộn hoài. Mẹ tôi nói tôi khùng vì bắt bé xin lỗi bàn ghế. Ra đường thấy ai người lạ cũng chào, chị tôi rất thương con tôi nhưng rất khó chịu điều đó. Tôi dậy như vậy và kết quả bây giờ trộm vía bé rất ngoan. Tương lai tôi hy vọng sẽ ngoan như vậy.

Tết này của chị sẽ là Tết như thế nào vì một năm qua chị có nhiều chuyện không vui?

Sắp tới tôi để dành mấy ngày di du lich để xả stress trong thời gian dài tập trung công việc. Tết năm nào cũng vậy, tôi rất thích trang trí nhà mình rồi tới nhà mẹ, sắm sửa cho con cháu. Ngày xưa Tết một là về quê, hai là ở Sài Gòn. Bây giờ mẹ đã lên Sài Gòn ở nên nếu mẹ tôi muốn về quê cả gia đình sẽ về quê hoặc ngược lại. Đặc biệt mấy ngày Tết nhà tôi ít khi nào đi xa du lịch vì rất đông, đa số qua mùng mới đi.

Chị thích ai trong bạn bè đồng nghiệp xông nhà cho mình nhất?

Tôi không tin mấy cái đó lắm nên ai cũng được miễn sao ai chịu đến tôi đều đón tiếp.

Thường Tết chị sẽ lì xì cho mọi người rất nhiều, chị có được ai lì xì không?

Chắc cũng có nhưng tôi không nhớ chính xác nhưng đa số tôi lì xì người ta.

Tết thường mọi người chú trọng về đón Tết cổ truyền. Chị có muốn giữ gìn nét cổ truyền nào cho con gái mình không?

Năm nào cũng vậy, đối với tôi Tết rất quan trọng với gia đình. Ba mươi, mùng một phải ở nhà, mặc áo dài, đón Tết cùng gia đình, chúc lời tốt đẹp. Sau đó đi vào nhà bà nội tôi chơi, bây giờ bà nội mất nhưng tôi vẫn muốn con tôi nhớ về quê hương, ông bà nên năm nào cũng đi và nhà ông bà nội.

Bé Sophia càng lớn đón Tết với tâm thế như thế nào?

Từ lúc sanh ra, bé đón ba cái Tết. Năm nào cũng đón Tết ở quê, mấy năm trước có vẻ chưa nhận thức được nên bình thường. Nhưng bé rất thích về quê vì đông con nít. Năm nay có lẽ bé cũng chưa hiểu Tết là gì, tôi chỉ nói Tết về quê chơi. Bé chỉ hỏi về quê có rất nhiều bạn phải không, chứ không biết Tết như thế nào. Hai ba năm trước ăn Tết chỉ vào nhà ông bà chào hỏi rồi về xong chạy chơi ở quê. Bé rất thích về quê vì ở quê đông con nít hơn.

Chị có quản lý tiền xì lì cho bé hay để bé tự để dành không?

Tôi không muốn cho bé cầm tiền như người ta lì xì. Tôi có một con heo, tiền của bé sau đó sẽ đút heo. Tôi cũng hạn chế cho bé cầm tiền, biết tiền nhiều. Bé có hỏi tôi khi nào mới được xài tiền, xài điện thoại vì ở trong trường đa số bạn hay có điện thoại. Tôi nói không con mười tám tuổi mới được xài, bé lại hỏi khi nào con mười tám. Hỏi nữa bé để dành tiền để làm gì, bé hay nói dành tiền để nuôi gia đình.

Cảm ơn Trà Ngọc Hằng về buổi trò chuyện này!

Bài, ảnh và clip: Bảo Quỳnh (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới