Công Vinh nói: “Tôi được biết, lãnh đạo đội bóng cũng đã “bật đèn xanh” cho các cầu thủ trong đội đi thử việc ở các đội khác. Trường hợp nào tìm được bến đỗ mới, đội sẽ tiến hành các thủ tục thanh lý, chuyển nhượng. Tuy nhiên, với trường hợp của tôi, xem ra hơi khó vì giá tiền chuyển nhượng. Tôi đã chuẩn bị sẵn tâm lý… thất nghiệp rồi”.
Thực tế, ở vào thời điểm khó khăn như hiện nay, gần như không có đội bóng nào có thể bỏ ra cả chục tỷ đồng để giải thoát cho Vinh. Trong một lần trao đổi, bầu Đệ (Thanh Hóa) chỉ dám “dũng cảm” ra giá 2 tỷ đồng để có sự phục vụ của Công Vinh trong 1 năm. “Thời điểm này, đội bóng nào cũng đủ người rồi nên tìm bến đỗ mới cũng khó. Ngay sau khi cùng đội tuyển đá xong AFF Cup, tôi sẽ gặp lãnh đạo đội bóng, trước hết để nói chuyện tình cảm về bản hợp đồng của tôi”, Công Vinh nói. Theo Vinh, chuyện xảy ra là điều không mong muốn đối với bản thân anh và đội bóng Hà Nội. Và đây là lúc hai bên cần ngồi lại để đi tìm tiếng nói chung. “Tôi nghĩ, họ sẽ tạo điều kiện cho tôi ra đi. Bởi nếu giữ tôi lại cũng chẳng ích gì, cả hai bên cùng chịu thiệt. Đội bóng vẫn phải trả lương cho tôi, trong khi tôi lại không được chơi bóng”, Công Vinh phân tích. Tính trước tình huống xấu nhất là rơi vào cảnh thất nghiệp, Công Vinh bật mí: “Đây là lúc tôi phải đầu tư cho tương lai sau này của mình. Thời gian tới, tôi sẽ đi học Đại học TDTT Từ Sơn và sẽ thi thêm 1 trường Đại học nữa. Đời cầu thủ ngắn, có chơi bóng, có thể tôi cũng chỉ chơi thêm vài năm nữa thôi. Không loại trừ khả năng, thời gian tới tôi sẽ đi chơi bóng futsal”.
Tuyển thủ Việt mê "táo cắn dở"
Sau hàng giờ vất vả tập luyện, thi đấu trên sân cỏ là những lúc nghỉ ngơi, giải trí của các tuyển thủ Việt Nam. Hình ảnh phóng viên ghi lại tại khách sạn Golden Tulip, nơi trú ngụ của tuyển VN tại AFF Cup. Có thể thấy các tuyển thủ rất thích sản phẩm công nghệ cao của Apple.