Là một diễn viên, hình tượng nhân vật càng khắc sâu vào trong lòng khán giả bao nhiêu thì càng chứng tỏ diễn xuất tốt bấy nhiêu. Có nhiều nhân vật đã khiến khán giả không thể phân biệt với người thật, chẳng hạn như Vương Cương đã "chết vai" phản diện sau khi đóng Hòa Thân, và diễn viên đóng Dung Ma Ma thậm chí còn bị ghét ở ngoài đời.
Có thể thấy, những vai diễn này đã trở thành một phần của cuộc đời họ. Một người khác cũng có trải nghiệm này, đó chính là Chu Long Quảng, nam diễn viên thủ vai Phật Tổ Như Lai trong "Tây Du Ký".
Diễn viên Chu Long Quảng đóng Phật Tổ Như Lai trong "Tây Du Ký" khi sang Thái Lan mua tượng Phật đã thấy toàn gương mặt mình
Chu Long Quảng quê ở Tây An, Thiểm Tây, xuất thân trong một gia đình khá giả, từ nhỏ đã thích diễn xuất và được bố mẹ ủng hộ.
Sau khi tốt nghiệp trung học, anh được nhận vào khoa nghệ thuật của trường đại học nghệ thuật Lan Châu như anh mong muốn, bốn năm học đại học đã có lợi cho anh rất nhiều.
Năm 1960, Chu Long Quảng được bạn bè giới thiệu vào vai nam thứ trong bộ phim "Hàng Long Phục Hổ", với bộ phim này, Chu Long Quảng cũng đã giành được giải nhất của giải thưởng diễn viên trẻ toàn quốc.
Năm 1961, ông được điều động về Binh chủng Công binh Công binh để làm những việc mình thích.
Năm 1965, năm thứ tư sau khi vào đoàn nghệ thuật, ông được đoàn nghệ thuật giao vai trong "Địa đạo chiến" và gặt hái thành công, trải nghiệm biểu diễn này khiến ông không thể nào quên và chính thức bước vào ngưỡng cửa làng giải trí.
Trong khi Chu Long Quảng đang phát triển trên con đường diễn xuất, đạo diễn Dương Khiết cũng chuẩn bị quay "Tây Du Ký", nhưng bà không hài lòng với bất cứ ai khi chọn diễn viên đóng Như Lai. Chu Long Quảng là bạn của người chỉ đạo thiết kế tạo hình cho phim là Vương Hi Trung.
Nhà thiết kế nhận thấy Chu Long Quảng rất hợp với vai này: Gương mặt có phần Thiên đình (giữa trán) sung mãn, bờ môi khoan hậu, sống mũi cao thẳng, toát lên vẻ hiền từ. Vương Hi Trung liền nói với Chu Long Quảng muốn ông đóng một vai trong phim, Chu Long Quảng ngay lập tức đồng ý, nhưng lúc này ông còn chưa biết mình sẽ diễn vai nào.
Vương Hi Trung đã đưa Chu Long Quảng đến bộ phận hóa trang, sau đó dẫn tới trước mặt Dương Khiết. Đạo diễn vừa nhìn đôi mắt đã sáng lên rồi nói: "Nhìn hàng chục người rồi cuối cùng mới tìm được người thích hợp".
Chính bởi thái độ lựa chọn diễn viên đầy nghiêm túc này mới có thể tạo nên hình ảnh một Phật Tổ Như Lai đã trở thành kinh điển. Sau này "Tây Du Ký" không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn lan tỏa khắp Đông Nam Á.
Ai cũng biết rằng Thái Lan là một đất nước coi trọng Phật giáo. Có một lần Chu Long Quảng đến Thái Lan du lịch, ông cũng là người tin vào Phật nên đã nghĩ đến việc mua một chút vật kỷ niệm mang về nhà. Cuối cùng Chu Long Quảng nhận ra hình ảnh tượng Phật khắp phố lớn ngõ nhỏ đều tạc theo gương mặt mình, khiến ông dở khóc dở cười.
Chu Long Quảng cũng từng chia sẻ có một lần khi ông còn mặc nguyên đồ hóa trang ra đường, không ngờ người dân nhìn thấy lại tưởng Phật Tổ hiển linh nên đến quỳ lạy.
Đây đều là những kỷ niệm đáng nhớ với Chu Long Quảng bởi nó cho thấy bộ phim "Tây Du Ký" và vai diễn của ông được nhiều người yêu mến. Thực tế, tuy đã có nhiều phiên bản phim được thực hiện, cũng có vô số tác phẩm về Phật Tổ Như Lai, nhưng vai diễn của Chu Long Quảng vẫn được đánh giá là Phật Tổ có linh khí nhất.
"Tây Du Ký" đã phát sóng hơn 30 năm, công nghệ hóa trang năm ấy tuy không hiện đại nhưng lại là tác phẩm kinh điển trong lòng người xem. Nhiều khán giả vẫn còn hoài niệm về một thời đại làm phim còn nhiều khó khăn nhưng từ đội ngũ hậu trường đến các diễn viên đều hết lòng để tạo nên bộ phim đáng nhớ nhất.