SAO » Chuyện làng sao

Điều hòa chảy nước đừng gọi thợ, thử cách đơn giản mà ai cũng có thể làm, hiệu quả tuyệt đối

Thứ hai, 24/04/2023 21:43

Khi điều hòa chảy nước, bạn có thể tự khắc phục để hiệu quả làm mát được tốt hơn.

Do sử dụng quá lâu, điều hòa sẽ bị bụi bẩn bám vào, làm giảm khả năng làm mát của máy. Có rất nhiều nguyên nhân khiến điều hòa bị chảy nước trong lúc hoạt động và máy chạy nhưng phòng không mát.

Những nguyên nhân khiến điều hòa bị chảy nước

Điều hòa bị bẩn

Đa phần nguyên nhân khiến điều hòa bị chảy nước là do dàn lạnh lâu ngày không được vệ sinh, bảo dưỡng. Bụi bẩn bám quá nhiều bên trong dàn lạnh dẫn đến hiện tượng rỉ nước.

Tắc hoặc vỡ đường ống thoát nước

Đường ống thoát nước của điều hòa bị tắc là một trong những nguyên nhân khiến nước ứ đọng, chảy nước.

Ngoài ra, có thể do bụi bẩn, vật thể là hoặc côn trùng chui vào không ra đường có thể làm tắc ống thoát nước và gây ra tình trạng rỉ nước.

Đường ống thoát nước của điều hòa bị tắc là một trong những nguyên nhân khiến nước ứ đọng, chảy nước.

Lỗi lắp đặt

Khi lắp điều hòa, nếu thợ lắp máy không tạo độ dốc máng hứng nước và đường ống thoát nước, khiến nước không thể thoát ra ngoài được thì nước sẽ chảy ra từ dàn lạnh của điều hòa.

Hỏng quạt dàn lạnh

Quạt dàn lạnh bị hỏng, không quay hoặc quay chậm chiến dàn lạnh bị đóng tuyết. Lúc này, nước không thể chảy xuôi theo máng nước xuống đường ống mà chảy trực tiếp xuống phòng.

Máy điều hòa thiếu gas

Điều hòa thiếu gas gây nên hiện tượng đông đá bên trong dàn lạnh cũng có thể làm nước chảy ra ngoài.

Với trường hợp hỏng quạt dàn lạnh và thiếu gas, bạn sẽ phải gọi thợ kiểm tra để bổ sung ga hoặc thay thế quạt.

Nếu đường ống thoát nước bị tắc thì cần được vệ sinh, nếu bị vỡ thì phải thay thế mới.

Nếu là lỗi lắp đặt, bạn sẽ cần tạo độ dốc hợp lý cho đường ống thoát nước để nước trong dàn lạnh thoát ra ngoài.

Thông thường, điều hòa chảy nước do dàn lạnh lâu ngày không được bảo dưỡng làm bụi bẩn tích tụ nhiều, bạn có thể tự xử lý bằng cách tự vệ sinh.

Cách tự vệ sinh điều hòa

Bước 1:

- Ngắt hết nguồn điện cung cấp cho máy lạnh để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh.

- Treo một chiếc túi miếng rộng ngay dưới dàn lạnh điều hòa để hứng nước và bụi bẩn chảy xuống trong quá trình vệ sinh.

- Tiến hành kiểm tra cục nóng và cục lạnh để đảm bảo không có lẫn dị vận trong máy (chẳng hạn như côn trùng...).

Bước 2:

- Mở nắp dàn lạnh và tháo tấm lưới lọc ra. Có thể ngâm lưới lọc trong chậu nước lớn, dùng miếng rửa chén hoặc bàn chải mềm để rửa bộ lọc và để thật khô ráo.

Bước 3:

- Bên ngoài cánh quạt và lốc máy là hệ thống bảo bệ, tuy thưa nhưng cũng cần được làm sạch để loại bỏ vật cản.

- Nếu có thể, bạn nên mua bình xịt Coil Cleaner (đây là mọt loại chất lỏng chứa kiềm được điều chế riêng cho việc tẩy rửa nhanh các lá nhôm tản nhiệt). Xịt dung dịch này vào giữa các lá kim loại, không xịt vào các bo mạch điện tử của máy.

- Sau khi xịt xong, bạn có thể để yên cho các chất tẩy rửa phát huy tác dụng (theo hướng dẫn của nhà sản xuất). Sau đó, lấy khăn ẩm lau lại các lưỡi quay là được.

Bước 4:

- Dùng khăn lau khô các bộ phận rồi lắp lại lưới lọc (đã được để khô ráo) và nắp đậy của dàn lạnh. Lau sạch toàn bộ vỏ ngoài của thiết bị.

- Bật lại máy để phần nước còn lại có thể chảy ra ngoài. Khi máy đã chạy êm, không có tiếng động lạ thì tháo túi chắn bụi ra là xong.

Thùy Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới