"Chồng tôi bảo đóng cảnh nóng là bình thường vì chỉ là phim"
Chào Lan Phương, khi quay lại Hà Nội hoạt động và sinh sống cùng chồng, chị cảm nhận cuộc sống có nhiều thay đổi hơn không?
Khác nhiều đấy. Ở Hà Nội, mức độ công việc không nhiều bằng ở trong TPHCM. Trong Nam còn có gameshow, quay chương trình hài, nghệ sĩ như tôi chạy show nhiều. Từ diễn viên nhỏ đến diễn viên lớn không ngại quay gameshow. Ngoài Bắc lại khác, thứ nhất gameshow hay show hài không nhiều, mọi người cũng không có thói quen chạy show, chỉ làm công việc như quay phim hay công việc đúng chuyên môn của họ thôi. Thế nên, diễn viên trong Nam năng động hơn rất nhiều.
Từ đó, tính cạnh tranh ở miền Nam cũng nhiều hơn vì nhiều người, nhiều công việc. Còn ở miền Bắc, mọi người sống chậm hơn nhưng tính cạnh tranh không bằng, không dè chừng nhau, nghệ sĩ rất dễ thân thiết và dễ nói chuyện với nhau hơn. Khi tôi quay lại Hà Nội, có nhiều thứ tôi không biết, tôi hỏi các cô chú, anh chị đều rất nhiệt tình trả lời tất cả mọi thứ. Các đồng nghiệp không giấu cũng không nói quá, không nói giảm đi. Họ rất thật và thẳng thắn. Điều đó khiến tôi cảm thấy dễ thích nghi, không khó như tôi nghĩ trước đây.
Mọi người thấy bộ sậu đóng vai chính của phim truyền hình miền Bắc quanh đi quẩn lại, không nhiều gương mặt mới như trong Nam. Theo chị đó có phải điểm yếu của phim truyền miền Bắc không?
Tôi mới ra hơn 1 năm và biết một số phim thôi. Mỗi người một ý nhưng tôi cảm nhận, dù gương mặt chỉ có từng đó nhưng hiệu ứng phim lại tốt. Có lẽ, hãng phim có cách suy nghĩ riêng của họ và rõ ràng đến giờ cách làm của họ vẫn. Khán giả vẫn đang tiếp nhận phim rất nồng nhiệt. Đúng thật ở miền Bắc, rất quan trọng tài năng thật sự. Hiếm thấy ai chiêu trò để nổi tiếng như trong Nam. Vì trong nam sự cạnh tranh khốc liệt nên ai cũng phải tìm điểm riêng cho mình. Còn ngoài Bắc quan trọng có tài, bạn sẽ có cơ hội. Điều đó cũng phần nào đỡ hơn cho những người trông con, trông chồng như tôi. Tôi không có thời gian để làm nhiều thứ, nếu tôi có khả năng thật sự người ta sẽ thích tôi. Cũng may mắn khi tôi ra, tôi có nhiều phim với các vai diễn đa dạng, giúp tôi phát huy nhiều khả năng diễn xuất.
Chị cảm nhận hiệu ứng của phim “Nàng dâu order” như thế nào?
Hình như hiệu ứng tốt hơn tôi biết. Tôi đi quay nhiều và phim cũng chỉ mới đóng máy được mấy tuần thôi. Một ngày 24 giờ tôi chỉ đi quay phim rồi về chăm con nên không biết nhiều về bên ngoài. Thế nhưng khi đi ngoài đường Hà Nội, hay trong sân bay tôi thấy mọi người rất hào hứng về bộ phim. Kể cả trong Nam, ban đầu tôi tưởng khán giả không xem nhiều nhưng mấy hôm nào Sài Gòn, tôi thấy có nhiều bạn trong đó bảo là bạn ất mới xem phim đó, rất thích. Tôi cảm thấy rất bất ngờ và rất vui. Tôi hi vọng hiệu ứng còn đến cuối phim.
Ông xã chị có xem phim này không?
Có chứ nhưng một số tập thôi, tập 1-2 anh ấy cố gắng về sớm để xem cùng nhưng sau đấy anh ấy không coi nữa vì ảnh có coi cũng không hiểu.
Anh ấy có biết những cảnh nóng của chị trong phim không?
Có chứ, tập 1 là nóng nhất rồi, hôn nhau suốt nhưng anh ấy nói bình thường, đóng phim thôi. Hồi mới quen tôi đã hỏi trước, anh ấy nói không vấn đề gì cả, đừng cho anh ấy coi trực tiếp, lên phim cũng chỉ là một bộ phim, đó là công việc của tôi. Anh ấy cũng rất tự hào về điều đó.
Người xưa muốn quay lại với một người đàn ông là chuyện bình thường, tuy nhiên trong phim, người thứ 3 có con. Việc Lam Lam phải cầm tiền chu cấp cho cô ấy mỗi tháng, chấp nhận con riêng của chồng, ở xã hội có bao nhiêu người bản lĩnh làm được điều đó?
Tôi nghĩ khi biết chuyện này tất cả mọi người sẽ phát điên lên, bị tổn thương. Nhưng sẽ có những người phụ nữ như Lam Lam chọn việc tin vào chồng và bình tĩnh giải quyết. Quan trọng là người đàn ông của bạn như thế nào. Nếu người đàn ông thật sự mang lại cảm giác an toàn, bạn tin rằng anh ấy không có tình cảm với cô gái kia, và nếu thật sự đứa con là của anh ấy cũng sẽ có thể chấp nhận được. Còn không thể tin thì 2 người nên dừng cuộc hôn nhân lại. Lam Lam vẫn còn rất yêu chồng và thấy được chồng yêu mình, muốn tiếp tục cuộc hôn nhân nên đành chấp nhận đứa bé đó, và coi người thứ 3 kia không tồn tại.
Chị có nghĩ đó là chuyện phụ nữ bây giờ nên cân nhắc để giữ hạnh phúc gia đình nếu có trục trặc, bất đắc dĩ vì cuộc sống không thể nói trước điều gì?
Thật sự khi yêu lại phải ngồi nghĩ thì khó. Khi tôi và chồng tôi còn quen, tôi cũng đùa hỏi chồng: “Anh có cô nào khác không? Bây giờ có ai có con với anh thì làm sao?”, kiểu phụ nữ vẫn còn chút ghen tuông và chút tò mò ấy. Anh ấy cũng nói: “Điều đó quá khủng khiếp, anh không muốn nghĩ tới nhưng chắc chắn không có vì nếu có người ta đã quay lại, đằng này không thấy ai nói gì nên không sao”. Quay xong phim “Nàng dâu order”, tôi cũng nhân chuyện phim hỏi lại anh ấy: “Nếu bây giờ một cô nào đó có em bé với anh chừng 1-2 tuổi rồi thì làm sao?” Anh ấy bảo đừng hỏi han nữa, nghĩ tới thấy quá khủng khiếp.
“Chồng đang thuyết phục tôi về một hôn lễ nhưng tôi lại không có nhu cầu mặc đầm cưới”
Ở trong phim này có nói về mối quan hệ với gia đình chồng, nhiều khán giả nói cuộc sống vợ chồng với nhau mỗi ngày đã là một câu chuyện phức tạp, có nhiều vấn đề xảy ra xung quanh chuyện cơm áo gạo tiền, nếu sống chung với gia đình chồng, sự tác động của người thân trong gia đình chồng quá lớn đến nỗi sự mâu thuẫn lớn lên, chị có cảm nhận được điều đó không?
Tôi cảm thấy được mâu thuẫn đó ngoài đời, từ câu chuyện của tôi và những người xung quanh. Khi sống chung với một người và gia đình họ, mỗi người có một quan điểm riêng, cách suy nghĩ riêng, nhất là những người thuộc thế hệ trước. Không thể nào tránh khỏi việc họ áp đặt suy nghĩ của họ vào mình, họ kỳ vọng vào mình phải thế này, thế kia. Nhất là nếu người chồng không khéo, không biết cách làm sao dung hoà được các mối quan hệ, thì từ từ mâu thuẫn sẽ lên rất cao, thậm chí có thể tan vỡ. Nếu tiếp tục sống như vậy sẽ gây áp lực rất nhiều cho người vợ, và cả người chồng. Họ sẽ bị căng thẳng, mệt mỏi chán chường. Có thể họ vẫn cố sống chung nhưng đó không phải cuộc sống hạnh phúc.
Chị nghĩ đó có phải xu hướng của nhiều cô gái bây giờ, không chấp nhận sống với gia đình chồng, muốn có một cuộc sống riêng thoải mái hai vợ chồng?
Tôi nghĩ đó là xu hướng tất yếu. Trước tiên mọi người phải học cách sống tự lập, độc lập, tự chủ tài chính. Khi cuộc sống ngày một tốt lên, cái tôi cá nhân cũng được đề cao hơn, ai cũng muốn nuông chiều cái tôi của mình nên việc sống chung với gia đình khó để thể hiện những cái họ muốn. Vì lẽ đó, họ thích ra ở riêng. Ra ở riêng cũng giúp 2 vợ chồng có mục tiêu để phấn đấu ,không thể nào dựa dẫm vào gia đình mãi.
Bố mẹ tôi cũng thấy sống một mình vui, thoải mái hơn, không áp lực chăm con cháu, thích đi chơi là đi chơi, khi nào thích thăm cháu là ra thăm, còn lại ở nhà đi uống cà phê, làm bất cứ những gì bố mẹ thích.
Đàn ông Việt Nam hiếm người nào có bản lĩnh đó bởi vì họ cũng trọng gia đình mình hơn. Chính vì thế, bây giờ có rất nhiều cô gái suy nghĩ cưới đàn ông nước ngoài vì suy nghĩ của họ công bằng, sòng phẳng, chị nghĩ sao?
Tôi có thể hiểu được vì suy nghĩ của họ cũng có phần đúng. Trước tiên ở nước ngoài không có chuyện sống chung với gia đình chồng vì họ đã phải tự lập từ năm 18 tuổi. Ba mẹ nhớ con nhưng cũng thấy thoải mái vì không phải lo cho bất cứ ai, có thể tự do đi du lịch, lo cho cuộc sống của mình. Người phương Tây cũng rất bình đẳng, quan tâm đến phụ nữ, không có định kiến là phụ nữ phải thế này thế kia, không đòi hỏi trách nhiệm hay bổn phận phụ nữ phải thế nào. Cuộc sống như vậy sau khi lấy chồng tôi thấy hợp với tôi. Tất nhiên không phải người chồng nào cũng giống người chồng nào. Lấy chồng thật ra cũng là duyên, không thể nào đặt ra mục tiêu lấy chồng nước ngoài rồi cứ tự nhiên là hạnh phúc Hạnh phúc ngoài tình yêu còn phải hiểu, và tôn trọng cho nhau, hôn nhân mới kéo dài. Tôi cũng biết rất nhiều cặp vợ chồng Việt hay Việt - Tây sau một thời gian chung sống cũng chia tay hoặc có nhiều trục trặc. Lấy người nào cũng vậy, quan trọng là xuất phát từ trái tim,chân thành, tôn trọng nhau thì mối quan hệ mới kéo dài.
Chị nghĩ đó có phải xu hướng của nhiều cô gái bây giờ, không chấp nhận sống với gia đình chồng, muốn có một cuộc sống riêng thoải mái hai vợ chồng?
Tôi nghĩ đó là xu hướng tất yếu. Trước tiên mọi người phải học cách sống tự lập, độc lập, tự chủ tài chính. Khi cuộc sống ngày một tốt lên, cái tôi cá nhân cũng được đề cao hơn, ai cũng muốn nuông chiều cái tôi của mình nên việc sống chung với gia đình khó để thể hiện những cái họ muốn. Vì lẽ đó, họ thích ra ở riêng. Ra ở riêng cũng giúp 2 vợ chồng có mục tiêu để phấn đấu ,không thể nào dựa dẫm vào gia đình mãi. Bố mẹ tôi cũng thấy sống một mình vui, thoải mái hơn, không áp lực chăm con cháu, thích đi chơi là đi chơi, khi nào thích thăm cháu là ra thăm, còn lại ở nhà đi uống cà phê, làm bất cứ những gì bố mẹ thích.
Đàn ông Việt Nam hiếm người nào có bản lĩnh đó bởi vì họ cũng trọng gia đình mình hơn. Chính vì thế, bây giờ có rất nhiều cô gái suy nghĩ cưới đàn ông nước ngoài vì suy nghĩ của họ công bằng, sòng phẳng, chị nghĩ sao?
Tôi có thể hiểu được vì suy nghĩ của họ cũng có phần đúng. Trước tiên ở nước ngoài không có chuyện sống chung với gia đình chồng vì họ đã phải tự lập từ năm 18 tuổi. Ba mẹ nhớ con nhưng cũng thấy thoải mái vì không phải lo cho bất cứ ai, có thể tự do đi du lịch, lo cho cuộc sống của mình. Người phương Tây cũng rất bình đẳng, quan tâm đến phụ nữ, không có định kiến là phụ nữ phải thế này thế kia, không đòi hỏi trách nhiệm hay bổn phận phụ nữ phải thế nào. Cuộc sống như vậy sau khi lấy chồng tôi thấy hợp với tôi. Tất nhiên không phải người chồng nào cũng giống người chồng nào. Lấy chồng thật ra cũng là duyên, không thể nào đặt ra mục tiêu lấy chồng nước ngoài rồi cứ tự nhiên là hạnh phúc Hạnh phúc ngoài tình yêu còn phải hiểu, và tôn trọng cho nhau, hôn nhân mới kéo dài. Tôi cũng biết rất nhiều cặp vợ chồng Việt hay Việt - Tây sau một thời gian chung sống cũng chia tay hoặc có nhiều trục trặc. Lấy người nào cũng vậy, quan trọng là xuất phát từ trái tim,chân thành, tôn trọng nhau thì mối quan hệ mới kéo dài.
Chị có nghĩ có nhiều cô gái thấy vui vì đàn ông nước ngoài galang, tôn trọng phụ nữ và bình đẳng. Tuy nhiên, họ lại quá độc lập về kinh tế, không bao bọc kinh tế cho phụ nữ quá nhiều. Nhiều nữ diễn viên khác sinh con được chồng lo từ A đến Z nhưng chị lại vẫn phải đi đến phim trường làm việc, chị nghĩ như thế nào vì vẫn có sự so sánh kinh tế?
Tôi thích cuộc sống như thế này. Tôi không thích ở nhà nội trợ. Tôi muốn là người phụ nữ biết cân bằng công việc và gia đình, đó là điều khiến hạnh phúc của tôi bền lâu. Có những người ở nhà đã thấy vui nhưng tôi thấy chưa đủ, tôi phải có công việc của tôi, tôi phải có đam mê và cống hiến cho công việc, nhìn thấy thành quả, lúc đó hạnh phúc của tôi mới trọn vẹn. Tôi làm việc cũng để mang lại những điều tốt nhất cho con sau này. Tôi vui vì điều đó.
Chị có quản kinh tế của chồng không?
Tôi chưa bao giờ có suy nghĩ đó. Ngay từ lúc bé, tôi đã không có tư tưởng phải nắm tài chính của một người đàn ông. Tôi cảm thấy điều đó không cần thiết, đôi khi nó còn thêm gánh nặng cho bản thân. Từ thuở độc thân đến khi kết hôn, tôi chưa bao giờ nhận một điều gì nặng về vật chất từ một người đàn ông nào cả. Đó cũng là 1 lý do khiến chồng tôi yêu và tôn trọng tôi nhiều hơn. Từ bé tôi đã được dạy sống độc lập, tự trọng, không phụ thuộc vào ai. Bây giờ trong gia đình tôi mọi thứ rất tự nhiên, sau khi lấy chồng cứ tài chính ai người đó lo thôi.
Về phần chi tiêu thì như thế nào?
Chúng tôi không suy nghĩ nhiều về chuyện đó. Ví dụ đi ăn anh ấy trả, tôi tự đi siêu thị thì tôi trả, cần mua cho con cái gì thì tôi mua, anh ấy cũng vậy. Tôi thấy chuyện đó rất bình thường. Chúng tôi ít nói về vấn đề tiền bạc với nhau lắm nên của ai tự xài, tôi tiện đi đâu cần gì tôi trả, anh ấy cũng vậy.
Rất nhiều cặp vợ chồng họ có những khoản góp chung để lo những việc lớn hơn như lo cho con cái, chị và chồng có khoảng đó không?
Từ khi bé sinh ra, theo phong tục Việt Nam, mọi người hay mừng tuổi bé, tất cả số tiền đó chúng tôi đều cho vào tài khoản mang tên con. Mỗi tháng vợ chồng tôi cũng gửi vào đó thêm một chút để đến khi bé đi học đại học. Khoản tiền chung trong gia đình tôi vẫn chưa nghĩ tới, tôi thấy chưa cần thiết, có thể sau này cần, nhưng hiện tại tôi thấy vậy được rồi.
Bây giờ Lina cũng lớn và mọi người vẫn thắc mắc vì sao chị chưa có buổi hôn lễ kiểu như con cầm váy của mẹ hay sao đó?
Anh ấy vẫn thuyết phục và tôi cũng nghĩ tới, cũng thích hình ảnh tôi mặc váy trắng, Lina đi theo sau tung hoa. Cũng có thể năm sau. Anh ấy thuyết phục tôi nhiều lắm, anh nói: “Mình nên có một lễ cưới để vui cùng bạn bè, và một khoảnh khắc đẹp để nhớ đến". Anh thuyết phục tôi chứ tôi thấy điều đó không cần thiết và hơi rườm rà. Có lẽ, tôi cũng mặc váy cưới trong phim nhiều rồi nên tôi thấy không có nhu cầu mặc. Với lại tôi thấy nhiều đám cưới xung quanh tôi hình thức quá, mọi người tới vui cho họ hàng chứ không phải vui cho mình, mời quá nhiều người không biết ai là ai, cô dâu chú rể cũng không biết quen hết khách mời. Cứ đứng mỏi chân, toe toét cười, đi từng bàn chào, rất hình thức. Mọi người chưa ăn xong lại vội vàng đi về, đâu có mấy người ở lại thật sự chung vui, kiểu người ta đi của mình thì bây giờ mình đi lại, kiểu trả nợ vậy đó. Tôi không hào hứng đám cưới như vậy.
Từ lúc yêu nhau, có con, kết hôn, chị với chồng đã có bức ảnh cưới nào chưa?
Chỉ có một lần anh ấy đi Nhật với tôi, lúc ấy tôi mặc áo dài vì tôi làm đại sứ bên đó, anh ấy cũng mặc vest, vô tình chụp được tấm hai người ngồi cạnh nhau, báo chí đăng lên giống ảnh ăn hỏi, còn lại chưa có. Tôi thấy không quan trọng, quan trọng là sống với nhau như thế nào, hạnh phúc thật sự hay không . Hạnh phúc với bộ hình cũng được đấy, nhưng không thật sự cần thiết đối với tôi.
Lina cũng đã lớn, chị thấy những thói quen, tính cách của bé thiên về giống bố hay giống mẹ nhiều hơn?
Tôi thấy bé giống mẹ nhiều lắm. Bé rất nhanh, rất nhạy cảm, chỉ cần một tiếng động nhỏ bé cũng dừng lại tất cả hoạt động để coi đó là cái gì. Đôi khi bé phấn khích, bé làm mọi thứ rất nhanh. Có lẽ vì tôi thường mang bé đi theo khắp nơi. Bé cảm nhận được mẹ đang buồn hay đang vui như thế nào, người ta có thích mình hay không. Về tính cách thân thiện và ánh nhìn dịu dàng của bé giống ba. Bé thích sách lắm. Sáng dậy bé sẽ lấy sách chơi trước. Bé cũng là người không bao giờ từ bỏ chuyện gì, cố gắng đến khi nào đạt được thì thôi. Ví dụ như bé tập một kĩ năng này không được, bé sẽ kiên trì đến khi khi gần thành công, bé hưng phấn làm hoài, không bao giờ từ bỏ, khó mấy cũng cố gắng. Nuôi con, tôi học được rất nhiều từ bé.
Tư tưởng của chị khá cởi mở nhưng khi dạy con, chị muốn dạy bé nét truyền thống gì của người phụ nữ Việt Nam?
Tôi chưa nghĩ vì bé còn quá nhỏ. Tôi mới chăm bé, dạy bé khám phá thế giới, khám phá bản thân mình, làm những kĩ năng mình có thể, biết được thế giới xung quanh mình như thế nào. Mỗi ngày, bé đều khám phá từng món đồ, cái này ra sao, xử lý như thế nào. Những cái đó chính là mục tiêu lớn nhất bây giờ. Vợ chồng tôi hướng cho bé tính cách độc lập, tự lập, tin vào mọi người xung quanh. Tôi không bao giờ la mắng, to tiếng với con một câu, tất cả chỉ là bé đang khám phá thế giới, không có gì phải la mắng, bực bội.
Cảm ơn Lan Phương về buổi trò chuyện này!