Dương Mịch từng nhiều lần giả trai như trong ""Tam sinh tam thế: Thập lý đào hoa" hay "Hộc châu phu nhân". Hình tượng "nữ giả nam trang" của Dương Mịch được đánh giá là thanh tú, tạo hình khá đẹp mắt.
Trong phim "Trầm vụn hương phai", Dương Tử cũng có màn cải trang thành nam. Nếu nhìn từ phía sau, trang phục và kiểu tóc của cô đúng là ra dáng nam nhân thật, nhưng khi quay cận cảnh gương mặt, người ta mới thấy có gì đó sai quá sai, vừa đánh son lại còn đánh mắt vô cùng đậm, lông mày vừa cong vừa mảnh,... không hề ra dáng một nam nhân.
Tạo hình nam nhi của Địch Lệ Nhiệt Ba trong "Nghìn lẻ một đêm" cũng không thuyết phục chút nào vì chưa đủ nam tính. Khuôn mặt trang điểm kĩ làm khán giả hoàn toàn quên mất nhân vật của cô đang phải giả nam.
Mã Tư Thuần vào vai Diệp Chiêu trong "Tướng quân tại thượng". Đây là nhân vật nữ nhưng được nuôi dưỡng để trở thành con trai. Từ nhỏ, cô đã được trui rèn bằng những bài học dành cho nam nhi. Mã Tư Thuần đã rất thành công với vai diễn này không chỉ nhờ tạo hình dễ nhìn mà còn ở khả năng diễn xuất khi cho khán giả thấy được một cô gái giỏi võ nghệ, khí thế dõng dạc như một chàng trai thực thụ, đúng với những gì cốt truyện yêu cầu.
Triệu Lệ Dĩnh có khuôn mặt bầu bĩnh, má bánh bao nên khó hợp với kiểu tóc nam nhân. Nữ diễn viên còn trang điểm quá đậm khi cải trang trong "Hoa thiên cốt".
Trong "Mộ nam chi", Cúc Tịnh Y có phân cảnh cải nam trang và hóa thân thành người tị nạn, thế nhưng cô vẫn xinh đẹp sang chảnh. Liệu có người tị nạn nào mà phấn mắt, môi đỏ, lông mày sắc nét đến mức lố bịch như thế không?
Lý Thấm được khen khi giả nam trang. Phần lông mày đậm, mái tóc búi cao, mặc quần áo màu trung tính, cộng với những động tác võ thuật trên tay, Lý Thấm trông thực sự ngổ ngáo, thậm chí còn hung hãn hơn con trai rất nhiều.