SAO » Chuyện làng sao

Nhà thờ Tổ của Hoài Linh vì sao đến 100 tỷ?

Thứ năm, 15/09/2016 09:46

Bên trong chánh điện được sơn son thiếp vàng, các ngôi nhà thờ và nhà nghỉ đều được làm bằng gỗ quý.

Phía trước cổng nhà thờ Tổ có 2 hai tượng rồng dài khoảng 20 mét.

Nhà thờ Tổ ngành sân khấu là tâm nguyện của Hoài Linh suốt 16 năm qua. Trong hai ngày, 11-12.9, các nghệ sĩ và khán giả đã có dịp chiêm ngưỡng công trình hoành tráng này. Phải đến tận nơi mới có thể hiểu được vì sao ngôi nhà thờ Tổ này đã tiêu hao của Hoài Linh đến 100 tỷ đồng.

Hoài Linh bắt đầu cho khởi công xây dựng nhà thờ Tổ vào tháng 9.2014. Hai năm ròng rã, anh cho biết, mình đã tự tìm hiểu về văn hóa, kiến trúc cũng như chuẩn bị tài chính mạnh mẽ để có thể hoàn thành được công trình này.

Dù vậy, Hoài Linh cho biết, anh vẫn chưa cảm thấy thỏa mãn và sẽ tiếp tục hoàn thiện nhà thờ Tổ nhiều hơn trong thời gian tới.

Công trình được xây dựng trên một mảnh đất trống khá rộng lớn lên đến 7.000 m2 với tổng diện tích các công trình được cấp phép xây dựng gần 500 m2 gồm nhà thờ lớn rộng 197,2 m2; nhà sàn cao 2 tầng dành để tiếp khách có tổng diện tích hơn 290 m2. Tất cả đều được xây dựng bê tông cốt thép, gỗ, sàn gỗ, mái ngói và tường gạch.

Dù không tiết lộ số tiền các công trình cũng như những món đồ trong nhà thờ Tổ, nhưng những người đến đây khi nhìn vào sự cầu kỳ của từng chi tiết có thể hiểu vì sao nhà thờ Tổ của Hoài Linh trị giá 100 tỷ đồng.

Cửa được đúc đồng. Toàn bộ cổng được xây dựng chắc chắn với những chạm trổ tinh xảo.

Hai phiến đá lớn được khắc câu đối: "Thiên kinh địa nghĩa kim do cổ. Xuân tự thu thường cựu canh tân".

Những loại cây gỗ quý hiếm được trồng trước sân. Trước chánh điện là một cây bồ đề cao lớn, bên cạnh đó là những loại cây lạ. Những loại cây này đều có giá lên đến vài chục triệu đến trăm triệu.

Một góc khuôn viên được trồng rau, nuôi gà.

Một cây cảnh do Trấn Thành tặng để góp sức vào nhà thờ Tổ.

Hòn nam bộ với những phiến đá hoa cương lớn được điêu khắc tinh tế từ một cơ sở ở Đà Nẵng, phía trước là chữ Tâm, sau là chữ Đạo ước tính lên đến 9 con số.

Đôi hạc và lư đồng được trấn trước chánh điện tạo cảm giác uy nghi.

Những hàng cột chạy dọc hành lang bằng đá điêu khắc hình búp sen. Những nghệ nhân chạm trổ tinh xảo từng đường nét trên các cây cột có đường kính hơn 30m bên ngoài nhà thờ.

Mái vòm cũng được chạm trổ rất chi tiết.

Những điểm nhấn độc đáo trong kiến trúc. Đầu rồng vàng được đặt ở 4 góc mái.

Rồng là biểu tượng xuất hiện rất nhiều ở nhà thờ Tổ.

Toàn bộ chánh điện được làm bằng gỗ. Các cánh cửa cũng có hoa văn độc đáo.

Lối đi cũng được thiết kế độc đáo.

Các hoành phi, câu đối, ngai thờ... đều được sơn son thếp vàng. Các kèo, cột được chạm trổ công phu, phần mái được thiết kế độc đáo giúp đưa ánh sáng tự nhiên vào bên trong.

Có 3 khu vực bàn thờ chính. Chính giữa là bàn thờ các vị tổ ngành, bên trái là để tri ân khán giả, bên phải để thờ cúng các nghệ sĩ quá cố và góc cùng để di ảnh của cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

Tượng tam vị thánh ngành sân khấu.

Những vật bài trí trên bàn thờ Tổ đều rất quý hiếm. Bình hoa đá độc đáo giá trị.

Hạc, phượng múa... được đặt khắp các bàn thờ.

Đôi ngựa chầu làm bằng đồng được chạm trổ tinh tế.

Tượng kỳ lân bằng gỗ uy nghi được đặt bên cạnh ban thờ.

Trống chầu bằng đồng. Được biết, Hoài Linh tự tay thỉnh chuông vào các giờ định kỳ trong ngày.

Khu nhà nghỉ cho khách với những cột chống được chạm trổ tinh tế và những bộ ghế salon gỗ quý đắt đỏ.

>> Hoài Linh bất ngờ thông báo tạm đóng cửa nhà thờ tổ

Theo Danviet.vn