SAO » Chuyện làng sao

Sao Việt tiếc thương khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch

Thứ bảy, 22/01/2022 13:14

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch lúc 1h30 ngày 22/1 tại chùa Từ Hiếu (TP Huế), thông tin này khiến nhiều sao Việt tiếc thương.

Rạng sáng ngày 22/1, Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu, phường Thủy Xuân, TP Huế, ở tuổi 96, theo cáo phó của tăng đoàn Làng Mai.

Theo thông tin của chùa Từ Hiếu, lễ nhập kim quan (khâm liệm) thiền sư Thích Nhất Hạnh diễn ra vào 8h ngày 23/1; lễ trà tỳ (lễ thiêu) lúc 7h ngày 29/1. Tang lễ sẽ kéo dài trong 7 ngày theo hình thức của một khóa tu im lặng. Trong thời gian này, nhà chùa đề nghị khách đến thăm viếng cùng thực tập "tâm niệm cúng dường", miễn phúng điếu vòng hoa, trướng liễn để toàn bộ tang lễ diễn ra trong sự im lặng, thanh tịnh và trang nghiêm.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch vào ngày 22/1.

Sự ra đi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh khiến nhiều người đau buồn thương tiếc, trong đó có các sao Việt như Quang Dũng, Quang Vinh, Mỹ Linh, Đinh Hiền Anh, Jun Phạm, Khánh Vân...

Đinh Hiền Anh tiễn biệt Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Diva Mỹ Linh chia sẻ: "Không sinh, không diệt, chúng con luôn nhớ lời thầy".

Hoa hậu Thu Hoài cúi đầu tiễn biệt sư thầy.

Một tác phẩm của thiền sư Thích Nhất Hạnh đã làm thay đổi cuộc đời Chi Bảo.

Diễn viên Mỹ Uyên

Nhờ lời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh mà Thái Thùy Linh biết tha thứ sau cuộc hôn nhân đầy sóng gió.

Ca sĩ Mỹ Lệ.

Nhiều sao Việt gửi lời tiễn biệt Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, thế danh Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm Bính Dần (1926) tại làng Thành Trung, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, là con kế út trong gia đình có sáu anh chị em. Năm 1942, ông xuất gia tại Tổ đình Từ Hiếu với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật, được ban pháp danh Trừng Quang.

Năm 1949, ông rời Huế vào Sài Gòn tiếp tục tu học, bắt đầu sự nghiệp sáng tác với pháp hiệu Thích Nhất Hạnh.

Tháng 5/1966, thiền sư rời Việt Nam; hoạt động ở nhiều nước và từng trụ trì tại chùa Làng Mai, phía nam nước Pháp trong nhiều thập kỷ.

Ông là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" (engaged Buddhism) trong cuốn sách Vietnam: Lotus in a Sea of Fire, do ông viết. Với những hoạt động không ngừng nghỉ của mình, thiền sư Thích Nhất Hạnh trở thành giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội và là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây, chỉ sau Đạt Lai Lạt Ma, theo đánh giá của một số hãng tin nước ngoài.

Trong tác phẩm Thế giới Phật giáo, GS.TS John Powers, một học giả Phật học của Australia, đã chọn 13 vị sư góp phần vào sự thành hình và phát triển đạo Phật thế giới trong 2.500 năm qua, và thiền sư Nhất Hạnh ở vị trí thứ 10.

Mục sư Martin Luther King từng đề cử thiền sư Thích Nhất Hạnh cho giải Nobel Hòa bình vào năm 1967. Trong gần 40 năm sống xa quê hương, ông là một trong những người tiên phong mang đạo Phật, đặc biệt là pháp môn chánh niệm đến xã hội phương Tây và góp phần xây dựng một cộng đồng Phật giáo dấn thân với gần 1.250 đệ tử xuất gia, hàng triệu đệ tử tại gia và độc giả trên khắp năm châu.

Thùy Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới