E.Morly đề nghị tổ chức cuộc thi hoa hậu toàn thế giới, cuộc thi diễn ra dưới sự bảo trợ của liên hoan.
Theo các điều kiện của cuộc thi, những thí sinh buộc phải trình diễn trên sân khấu trong bộ bi ki ni đang là mốt lúc bấy giờ.
Người chiến thắng cuộc thi “Hoa hậu thế giới” đầu tiên- cô Kiki Haaconxon người Thuỵ Điển, đã nhận được giải thưởng khoảng một nghìn bảng và khả năng xuất hiện trên những trang báo.
Công thức tiến hành các cuộc thi hoa hậu thế giới đã được tìm ra như vậy.
Eric Morly và Giulia vợ ông lập tức đăng ký cho hãng tiến hành các cuộc thi và từ đó cuộc thi hoa hậu thế giới đã bắt đầu được tiến hành hàng năm ở thủ đô của nước Anh và được đài truyền hình BBC truyền đi.
Eric Morly đã lãnh đạo Uỷ ban tổ chức cuộc thi cho đến khi ông chết vào năm 2000. Hiện nay trách nhiệm danh dự này được chuyển sang cho người vợ goá của ông đảm nhiệm.
Trong suốt phần lớn lịch sử của mình, cuộc thi “Hoa hậu thế giới” không chỉ được khen ngợi, mà còn bị chửi bới. Người ta gọi nó theo những cách khác nhau: dung tục, thấp hèn, lỗi thời…
Vào thời bấy giờ, đó là một trong những sự kiện hoành tráng nhất. Vòng chung kết “Hoa hậu thế giới” được truyền trực tiếp tới hơn 70 nước trên thế giới. Lượng khán giả tổng cộng khoảng 2 tỷ người.
Đột biến đối với các cuộc thi đã đến vào năm 1970, khi trong thời gian tiến hành cuộc thi thường niên trong phòng hoà nhạc lớn “Roial Albert holl” của Lon don những người dự khán thuộc phái yếu đã ném vào ban giám khảo và những người đẹp tham dự những gói bột mỳ, còn diễn viên hài nổi tiếng của Mỹ, là thành viên ban giám khảo, thì hứng trọn một “quả bom mực”.
Kể từ đó, những cuộc thi ở Lon don luôn kèm theo những cuộc biểu tình dữ dội của những người trên.
Tới giữa những năm 80, các cuộc thi trở nên chán ngán: những thí sinh tham dự cuộc thi bắt đầu có những nét khôi hài, những câu trả lời của họ với những câu hỏi của người dẫn chương trình trở thành tiếu lâm làm cho cả nước phải bật cười.
Ban giám khảo tính điểm không chỉ qua ngoại hình, mà còn qua cả những câu trả lời, bởi theo các điều kiện của cuộc thi, những người đẹp tham dự phải có cả ngoại hình, cả tri thức. Đến năm 1988, BBC đã quyết định từ chối truyền phát đi các cuộc thi này.
Đến đầu những năm 90 cuộc thi “Hoa hậu thế giới” đã diễn ra ở Lon don, nhưng vào những năm sau này vị trí tiến hành nó được thay đổi gần như hàng năm.
Chẳng hạn, vào những năm 1992- 1995 cuộc thi “Hoa hậu thế giới” đã diễn ra ở thành phố San- xity của Nam Phi, năm 1996- ở Bangalora (Ấn Độ). Trong những năm 1997- 1998- trên quần đảo Xây sen, năm 1999- 2000 lại ở Lon don.
Năm 2000 cuộc thi được chuyển từ Nigieria về Lon don do những vụ lộn xộn mà người Hồi giáo cấp tiến- kẻ thù của cuộc thi “Hoa hậu thế giới”- tổ chức.
Theo khẳng định của các tổ chức Hồi giáo Nigieria, cuộc thi hoa hậu là vô đạo đức và có tính xúc phạm đối với tinh thần của người Hồi giáo.
Cuộc thi “Hoa hậu thế giới năm 2000” được tiến hành ở Lon don và so với các cuộc thi trước đó, nó có vẻ hơi khác: những người tổ chức cuộc thi đã thay thế sự xuất hiện truyền thống của các người đẹp trong bộ bi ki ni bằng việc trình diễn trang phục dạ hội.
Theo các qui tắc của cuộc thi, sự có mặt của các thí sinh trong giai đoạn chuẩn bị cho cuộc thi được lập biên bản chặt chẽ và có thời gian biểu từng ngày, từng giờ (gần 20 ngày). Các cô gái được bảo vệ suốt ngày đêm, mọi sự tiếp xúc với họ bị hạn chế.
Trong vòng 3-5 ngày trước cuộc thi, người lãnh đạo cuộc thi hoa hậu quốc gia sẽ có mặt để dự vòng chung kết và cổ động cho đại diện của nước mình.
Trước cuộc thi 2-3 ngày một bữa tiệc gia đình sẽ được tổ chức. Tất cả những người lãnh đạo các cuộc thi quốc gia, người thân và bạn bè của các thí sinh và tất cả họ đều được mời tới dự bữa tiệc này.
Nhiều hoạt động từ thiện và đấu giá, các cuộc họp báo và đón tiếp được tổ chức trong suốt thời kỳ chuẩn bị cuộc thi.
Vòng chung kết cuộc thi “Hoa hậu thế giới” diễn ra theo nguyên tắc thi đua. Từ số những người đẹp ban đầu Ban giám khảo chọn ra 10 người, rồi sau đó là 5 người.
Trong số 5 người đẹp lọt vào chung kết sẽ xác định được một “ Hoa hậu” và hai “Á hậu”. Ban giám khảo cũng trao các giải thưởng đặc biệt cho: thí sinh ăn ảnh nhất và duyên dáng nhất (tựa như “hoa hậu hữu nghị” ), cũng như cho bộ trang phục đẹp nhất được chuẩn bị đặc biệt cho thí sinh dự thi từ đất nước của mình. Những bộ trang phục này được thí sinh mang theo và mặc trong những lần trình diễn của cuộc thi.
Năm 2001, lần đầu tiên trong vòng toàn bộ lịch sử 50 năm của cuộc thi “Hoa hậu thế giới”, đoạt được danh hiệu này là cô Agbani Daregbo người Nigieria.
Năm 2004 lần đầu tiên trong lịch sử 50 năm của cuộc thi “Hoa hậu thế giới”, người thắng cuộc lại được xác định bằng con đường bầu chọn của khán giả truyền hình từ 160 nước. Lúc ấy người chiến thắng là đại diện của Peru-Mantilia Garxia.
Năm 2005 “hoa hậu Ai xơ len” Unnur Birna Vilkhgialmsdottir đã là người chiến thắng.
Người Nga chỉ một lần duy nhất giữ vị trí đàu tiên và nhận danh hiệu “Hoa hậu thế giới” trong năm 1992. Đó là Iulia Curochkina.
Năm nay- 2006- cuộc thi “Hoa hậu thế giới 2006” đã chọn ra được người đẹp, đại diện cho Cộng hoà Sec- Tachiana Kucharova.