Cuộc thi Hoa hậu Thế giới Fiji không phải là một cuộc thi nổi tiếng và có uy tín trên thế giới. Thế nhưng những lùm xùm quanh ngôi vị của Tân Hoa hậu Watters đang làm sôi sục quốc gia này. Sự tranh cãi chủ yếu xoay quanh vấn đề tuổi tác và nguồn gốc của cô.
Trên các diễn đàn cũng như trang facebook của cuộc thi đã có hàng trăm comment không hề thiện ý về Tân Hoa hậu. Họ cho rằng sự đăng quang của cô là không thể chấp nhận được khi cô mới chỉ có 16 tuổi và cũng không có nguồn gốc bản địa.
Watters sinh ra ở Fiji nhưng cô là lại mang trong mình một nửa dòng máu châu Âu. Điều này là rất bình thường tại các quốc gia khu vực Thái Bình Dương. Nhưng nó lại khó chấp nhận cho ngôi vị Hoa hậu khi cô vượt qua các thí sinh thuần chủng bản địa để đăng quang ngôi vị cao nhất.
Hơn nữa, cuộc thi lại được giám sát bởi New Zealand cùng với chiêu mẫu Rachel Hunter. Điều này cũng gây bất bình với rất nhiều người ở đảo quốc nhỏ bé này. Mặt khác, Tân Hoa hậu cũng chỉ mới 16 tuổi. Đây là số tuổi mà theo những người phản đối là vi phạm quy định của cuộc thi sắc đẹp quốc gia.
Sự phân biệt sắc tộc đã tồn tại từ lâu trong xã hội và chính trị của quốc gia nhỏ bé này. Nhiều người cho rằng cuộc thi Hoa hậu Thế giới chỉ chấp nhận thí sinh từ 17 tới 25 tuổi và Á hậu 1 lên được đại diện cho quốc gia tham dự. Đơn giản là bởi vì cô ấy đủ tuổi và là người bản địa.
Đứng trước làn sóng phản đối dữ dội, chủ tịch cuộc thi Hoa hậu Thế giới Fiji vẫn giữ vững quan điểm của mình và sẽ không có cuộc đổi ngôi nào cả. Bà chia sẻ 'tổ tiên chúng tôi luôn muốn sự hài hòa và thống nhất. Tiếc rằng ngày nay điều đó đang khó khăn khi nhiều người tự nhận mình là bản địa và tẩy chay những người mang nguồn gốc khác'.
Mỗi cuộc thi đều có những scandal. Không biết rằng trước làn sóng phản đối ngày càng mạnh mẽ thì tổ chức Hoa hậu Fiji có thay đổi ý kiến của mình. Sự lên ngôi của một cô gái đa chủng tộc không phải là hiếm. Các hoa hậu Venezuela cũng là những cô gái mang trong mình đa sắc tộc.