Gia đình hạnh phúc của Hoa hậu Thùy Lâm
Tôi rất tự hào về gia đình mình, nhất là chồng tôi. Khi chuẩn bị kết hôn, tôi chằng nghĩ anh ấy tuyệt vời đến vậy. Ông xã biết cùng tôi chăm sóc con, có những quan điểm nuôi dạy con cái rõ ràng, rất có trách nhiệm với gia đình. Anh ấy hay đến mức ngoài sức tưởng tượng của tôi.
Chồng tôi không phải là người lãng mạn và cho đến lúc này, anh ấy càng ít lãng mạn hơn. Bây giờ chúng tôi ít đi ra ngoài với nhau, nhưng đi đâu cũng có con theo cùng. Bận rộn với con, tôi vẫn sắp xếp thời gian để ngồi chia sẻ với chồng về công việc, dành thời gian ăn cơm chung với anh ấy. Tôi đang cố gắng dung hòa sự thay đổi trong nhà, để gia đình được hạnh phúc trọn vẹn.
Thùy Lâm tự hào vì có một người chồng tuyệt vời
Sẽ dạy con lấy chữ Đức và gia đình làm trọng
Thùy Lâm kể: “Khi có thai, tôi không lo lắng lắm. Mẹ tôi sinh chị em tôi dễ, nên tôi nghĩ mình cũng như mẹ. Hôm chuyển dạ, tôi bắt đầu đau bụng từ đêm nhưng mẹ tôi nói chưa sinh ngay được, còn đau nhiều cơn nữa. Tôi chịu đau đến 10h trưa hôm sau thì vào Bệnh viện Việt - Pháp (Hà Nội). Tôi sinh thường và có chồng ở bên cạnh suốt quá trình sinh nở.
Thùy Lâm nhận thấy, cô thay đổi rất nhiều từ khi sinh con
Đêm đều tiên ở bệnh viện, bác sĩ không cho người nhà ở lại, chỉ có một mình tôi và Su. Nửa đêm, bé khóc rất to, tôi không biết phải làm thế nào nên cũng khóc theo con rồi gọi điện về cho chồng. Anh ấy bảo: 'Em bấm chuông gọi bác sĩ đi'. Bác sĩ vào cho Su ăn và thay bỉm, sau đó họ đặt Su nằm cạnh tôi. Bé ngọ nguậy một chút rồi ngủ đến sáng.
Về nhà, chúng tôi chưa có người giúp việc, tôi không dám tắm cho con nên 10 ngày đầu phải nhờ hộ lý về nhà tắm cho cháu để học theo. Đúng là những phút giây đầu tiên làm mẹ, tôi rất bỡ ngỡ và vụng về. Mấy đêm đầu mới về nhà, Su khóc suốt. Nghe con khóc, tay chân tôi cứ cuống quýt tít mù lên, không biết phải làm gì. Nhưng giờ thì nhắm mắt lại, tôi cũng biết mấy giờ con ăn, ngủ hay ị, tè”.
“Trẻ phải có đạo đức và giữ được nếp sống của gia đình là điều quan trọng nhất. Tôi không nhất thiết phải cho con học trường quốc tế. Tôi thấy hàng xóm nhà tôi, những đứa trẻ học trường quốc tế chỉ thích chơi với nhau. Chúng có sự phân chia rõ ràng với những đứa trẻ nhà nghèo. Những đứa mặc đồ không đẹp là chúng không chơi.
Dù gia đình có điều kiện, tôi cũng không muốn cho con mặc hàng hiệu, không phải con muốn làm gì được nấy. Con tôi sẽ chơi với tất cả các bạn dù nghèo khó hay giàu sang, không có sự phân biệt. Bản thân vợ chồng tôi đều không quá kỳ vọng vào con mình. Chồng tôi nói rằng, đầu tiên phải tùy thuộc vào bản thân con trường thành như thế nào. Sau đó nếu con ngoan, học hết cấp II, bố Su sẽ cho Su qua Mỹ học.
Chồng tôi bảo, sau này Su lớn, nếu con hư, anh ấy có đánh thì nhất định tôi hay ông bà không được căn ngăn. Trong cách dạy dỗ con, tôi rất tin tưởng vào chồng mình. Có những hôm con quấy khóc, chồng tôi nói: 'Em cứ ra ngoài nghỉ đi, để anh chăm con'. Mọi người trong nhà đều chung quan điểm, ông bà, cô dì chú bác chỉ là người góp ý thôi, còn bố mẹ mới là người trực tiếp dạy dỗ”.
và quan trọng là lấy chữ "Đức" làm trọng