Trấn Thành: Anh nghĩ thế nào về tình trạng của hài kịch hiện nay?
NSƯT Chí Trung: Tình hình của miền Nam thế nào?
Em nghĩ là hiện nay nó đang bị bão hòa và hơi thiếu đi sự thèm thuồng của khán giả...
Đúng rồi! Nó như tình yêu vậy. Mình cứ đợi 1 cô gái đến để nắm tay, rồi sờ sang cái chân. Nhưng bây giờ có 1 cô gái đến rồi chìa tất cả, ngày nào cũng vậy thì ai mà nuốt được.
Ngày nay hài kịch đã bị bão hòa. Theo anh, làm sao có thể tái tạo sức hấp dẫn của nó và khiến nó có năng lượng hoạt động tốt hơn?
Thực tế thì không phải riêng hài kịch. Nghệ thuật nói chung đã bão hòa. Bây giờ lượng thông tin đến với cuộc sống rất nhiều. Hàng ăn mở ra rất nhiều, nhưng người ăn chẳng có bao nhiêu.
Vậy nghĩa là để tồn tại được chúng ta phải cạnh tranh?
Cạnh tranh là quy luật khoa học phát triển nhất.
Chúng ta có cần thiết phải cạnh tranh cho bằng được không, hay cứ giữ 1 mức độ an toàn?
Cạnh tranh tốt chứ. Vì nó tạo ra sự sáng tạo vô cùng, nó tạo ra quy luật đào thải khiến cái gì phù hợp sẽ được phát triển lên. Ngày xưa người ta gọi cạnh tranh bằng 1 từ rất đẹp là “thi đua”. Trong đời sống ngày nay, không thể thiếu sự cạnh tranh. Trong mỗi con người cũng có sự cạnh tranh. Ví dụ sáng ra, ăn phở hay ăn mì cũng là 1 sự cạnh tranh (cười).
Đúng là không có cạnh tranh thì chẳng có gì hấp dẫn cả. Như Cặp đôi hoàn hảo, nếu các cặp đôi không cạnh tranh, không sáng tạo chiêu trò thì không thể trụ lại sân khấu. Những người nghệ sĩ đã bị bào mòn cảm xúc thì đây là lúc để họ tái tạo năng lượng, có cảm xúc của người đi thi…
Và họ động não. Như Thành biết, tất cả những người làm nghệ thuật còn tồn tại đến nay, trong người họ có 1 năng lượng và khát vọng mãnh liệt. Nhưng lâu dần chúng ta cứ chạy theo những thứ bình thường, dễ dàng khiến nó không khơi nguồn được năng lượng.
Chúng ta có thể thấy rõ nhất sự cạnh tranh trong các khu phố chuyên kinh doanh 1 mặt hàng!
Nhà tôi cũng là 1 ví dụ. Trước đây, vợ tôi và Tú Oanh có mở tiệm áo cưới Ngọc Huyền-Tú Oanh. Đó là cửa hàng đầu tiên và rất là thành công trong thời điểm đầu. Sau đó 1 loạt cửa hàng mở ra, chúng tôi rút vốn về, không đầu tư nữa. Sau đó thì các cửa hàng thứ 2, thứ 3 vẫn thu được lãi. Nhưng đến cửa hàng thứ 9 thì lãnh toàn bộ thua lỗ của các cửa hàng cộng lại. Tôi hiểu bài học này. Thường là phần thưởng cuộc sống, tức là giá trị thặng dư, thuận lợi thường dành cho những người đi đầu.
Không chỉ trong kinh doanh, nghệ thuật cũng như vậy. Nếu thấy người nào đó làm MC hay diễn viên, thấy người ta kiếm tiền dễ quá, nhưng họ không biết chúng ta đã trải qua bao nhiều điều để có được kết quả đó. Hiện nay có 1 số bạn trẻ làm việc theo hướng tự phát, không có kết quả. Anh có thấy đây là 1 điều đáng quan tâm?
Xã hội công bằng lắm! Nếu ta không đầu tư chất xám, tâm trí thì xã hội sẽ trả lời chúng ta bằng sự thờ ơ. Không chỉ các bạn trẻ, kể cả các bạn…già, nếu làm việc không đầu tư kỹ càng sẽ bị đào thải trong chốc lát. Bởi vì bây giờ, cầu quá dư thừa so với cung.
Cạnh tranh có dẫn tới đố kỵ?
Tính đố kỵ ai cũng có sẵn trong người, nó được che đậy dưới mác thi đua và cạnh tranh. Nhưng khi mình đã đủ tự tin vào chính mình thì mình sẽ không đố kỵ. Thứ 2, mình quá bận, mình không có thời gian để nhìn sang xung quanh thì mình sẽ không đố kỵ.
Hạnh phúc của người nghệ sĩ là sự thăng hoa. Khi mình đã thăng hoa thì mình chẳng cần phải đố kỵ.
Quang Thắng có nói: Làng hài thương nhau lắm! Rõ ràng cả làng hài đều rất thương nhau. Đố kỵ thì ai cũng có, nhưng trên sân khấu hài thì tính đố kỵ không nhiều. Bởi mỗi người mỗi phúc mỗi phận, mỗi người mỗi nhân mỗi vật.
Anh là giám đốc 1 nhà hát, khi người ta cần 1 danh hiệu nào đó, hoặc cần đến 1 sự chú ý nào đó thì chắc chắn có sự đố kỵ?
Đố kỵ phần nhiều nằm ở những người kém cả về nhân cách lẫn tài năng.
Vẫn có những người có địa vị, nhưng họ vẫn muốn mình là số 1. Khi có cái gì đó có thể cạnh tranh với vị trí của họ thì họ không thích điều đó.
Có thể anh quá bận nên không nhận ra điều đó xung quanh mình. Sự đố kỵ làm cho mắt mình mờ đi, nó làm mình trở nên xấu xa với chính mình. Kết quả không bao giờ tốt!
Ví dụ có 1 người đố kỵ, họ tác động đến công việc chung của cả nhà hát thì anh xử trí thế nào? Nguyên tắc của kinh doanh là người nghĩ ra bao giờ cũng là người được. Còn người ngồi canh người khác thì chẳng bao giờ thành công. Vì bản thân mình không thăng hoa, tính đố kỵ nó chỉ để thỏa mãn nhu cầu cảm xúc cá nhân là làm hại người kia chứ không thể cho ra sản phẩm nào ra hồn. Nó chỉ bóp nghẹt trái tim mình lại.
Theo anh có cách nào khắc phục tính đố kỵ?
Khó lắm! Cái này thuộc về tính cách. Anh vẫn nghĩ đó là sản phẩm của những đầu óc kém cỏi. Có 2 cách để vùi dập cái xấu: Tôn vinh cái tốt và bỏ mặc cái xấu.
Em nghĩ chúng ta có thể khắc chế tính đố kỵ bằng việc chúng ta tự nghĩ về “cái đủ”. Khi người ta đạt đến mức “đủ”, họ sẽ thấy hạnh phúc. Và họ sẽ bớt đố kỵ.
Thành nói rất đúng, mình phải biết hài lòng. Trong cuộc sống, nếu con người biết bằng lòng thì người ta sẽ làm chủ cuộc sống 1 cách dễ dàng hơn.
Cảm ơn anh Chí Trung về những chia sẻ ngày hôm nay!