Tối ngày 24 tháng 2, tại đường Xuân Lan, thành phố Thái Châu (Giang Tô, Trung Quốc), công nhân mở đường đã tìm thấy ba chiếc quan tài thời Minh (1368 đến 1644) được làm bằng gỗ tốt nằm sâu dưới lòng đất trên 2 m. Ngày 28 tháng 2, nhân viên bảo tàng Thái Châu đã tiến hành làm sạch hai trong số ba chiếc quan tài và chỉ phát hiện gối gỗ, trang phục nhà Minh, đồ gốm, xương người…mà không tìm thấy bất cứ di vật nào có văn tự hay bất cứ tài sản gì có giá trị.
|
Xác ướp được ngâm trong một dung dịch màu vàng nâu |
Tới ngày 1 tháng 3, khi mở nắp chiếc quan tài thứ ba, các nhà khảo cổ mới phát hiện, xác chết trong đó vẫn chưa hề bị mục nát.
Bên ngoài chiếc quan tài được phủ một lớp gạo nếp trộn bùn dày chừng 10 cm chứng tỏ đây là thi thể của một người được coi trọng vào thời Minh. Tuy nhiên, khi mở nắp quan tài ra, một thi thể nữ được bọc vải kỹ càng, chăn và trang phục đều được làm bằng vài thường chứ không phải tơ lụa. Điều này khiến cho các nhà khảo cổ gặp phải khó khăn trong vấn đề xác định đây là thi thể của ai, một dân thường hay một quý tộc. Toàn bộ thi thể được ngâm trong dung dịch màu vàng nâu. Xác ướp vẫn cứng, da còn nguyên vẹn, ngũ quan, tóc, lông mi đều còn có thể nhìn thấy rõ ràng một cách bí ẩn, thi thể dài chừng 1,5 m.
Đây không phải lần đầu tiên tìm thấy xác ướp tại Thái Châu. Tháng 11 năm 1980, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy xác của một đôi vợ chồng chôn cùng nhau. Được biết, đó chính là xác của Từ Phiên và vợ ông ta được chôn vào năm 1532, cách đây gần 500 năm.
|
Các nhân viên bảo tàng Thái Châu đưa xác ướp ra khỏi quan tài |
Thái Châu có địa thế thấp, nước ngầm nhiều không giống như những xác ướp cổ được khai quật ở Tần Cương có khí hậu khô hạn mà khí hậu ở đây rất ẩm ướt và rất khó để bảo quản xác chết. Vậy tại sao xác ướp mới được tìm thấy lại còn nguyên vẹn trong khi hai xác chết được chôn bên cạnh đã bị phân hủy? Qua phân tích có thể thấy, không phải là biện pháp bảo quản khi chôn tốt cũng không có chất bảo quản gì đặc biệt. Có thể do mộ nằm ở chỗ thấp khiến cho ngước ngầm ngấm vào trong quan tài và trộn lẫn với các chất trong đó tạo thành một dung dịch chống phân hủy đặc biệt.
|
Từng đường kim mũi chỉ trên đôi giày vẫn còn nguyên |
Quan sát quá trình các nhà khảo cổ khai quật có thể thấy thi thể đều không hề bị phân hủy, nước ngầm đã ngấm vào trong quan tài và thi thể bị ngâm hoàn toàn trong đó. Trong mộ của vợ chồng Từ Phiên, dung dịch trong quan tài có màu cả phê và có mùi thơm, dung dịch trong quan tài có lẽ có tác dụng bảo quản, dung dịch này chắc chắn không phải được cho vào lúc chôn mà do bị nước ngầm ngấm vào quan tài và kết hợp với các chất trong đó tạo nên. Trong những chiếc quan tài cổ được tìm thấy ở Ai Cập, người ta cũng phát hiện thấy những mùi thơm đặc biệt.
|
Giám đốc bảo tàng Thái Châu Uông Duy Dần cho biết nước không phải là nguyên nhân khiến thi thể bị phân hủy mà chính là vi sinh và oxy, vì lớp dung dịch trong quan tài rất dày nên đã cách ly được vi sinh vật và oxy xâm nhập vào. Hơn nữa, trải qua hàng trăm năm, có thể nước đã dần ngấm sâu vào trong quan tài và tạo nên một chất bảo quản tuyệt vời.