Vua chết khi đứng cạnh đạn đại bác
Vua James II trị vì Scotland từ năm 1437 đến năm 1460. Ông là người sáng lập Đại học Glasgow vào năm 1451. Mặc dù Scotland đã giành độc lập trước thế kỷ XV nhưng một số khu vực biên giới vẫn thuộc kiểm soát của Anh.
Lâu đài Roxburgh nằm ở trong khu vực mà Anh kiểm soát. Ông muốn nhân cơ hội quân đội Anh suy yếu sau Chiến tranh Hoa hồng để chiếm lại tòa lâu đài. Do đó, ông nhập khẩu rất nhiều đại bác từ vùng Flanders, Bỉ. Năm 1460, trong một lần nhà vua trực tiếp kiểm tra vũ khí trong quân đội, một viên đạn đại bác phát nổ ngay bên cạnh khiến ông chết tại chỗ.
Vua mất mạng vì va đầu vào cửa
Vua Charles VIII trị vì nước Pháp từ năm 1483 đến năm 1498. Ông lên ngôi khi mới 13 tuổi. Do đó, trong 7 năm đầu, chị của ông, Anne, cùng chồng là Piere de Bourrbon nắm quyền nhiếp chính. Là một vị vua thiếu kinh nghiệm, Charles VIII không quan tâm đến chính trị và luôn nhượng bộ các nước láng giềng để giữ vững ngai vàng.
Điểm khiến người khác chú ý nhất trong cuộc đời nhạt nhẽo của nhà vua có lẽ là cái chết của ông vào năm 1498.
Năm đó, nhà vua đến xem một trận đấu quần vợt ở xã Amboise, tỉnh Indre-et-Loire. Do không chú ý, ông va đầu vào thanh ngang của một cánh cửa thấp. Sau khi trận đấu kết thúc, Charles VIII hôn mê và qua đời vài giờ sau đó
Nữ hoàng thiệt mạng vì vụ ám sát nhầm
Elisabeth giữ ngôi vị Hoàng hậu của vua Áo Franz Joseph I và Nữ hoàng Hungarytrong 44 năm. Ngày 10/9/1898, Luigi Lucheni, một người Italy theo chủ nghĩa vô chính phủ, giết nhầm bà. Ban đầu, hắn định ám sát Hoàng tử Philippe, Công tước xứ Orleans, tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ. Tuy nhiên, do đến Geneva muộn, hắn bỏ lỡ kế hoạch. Sau đó, trong khi tìm kiếm mục tiêu tiếp theo, Lucheni phát hiện Nữ hoàng Elisabeth.
Hắn đâm bằng một nhát dao xuyên tim rồi đầu hàng ngay lập tức. Lucheni rất tự hào về vụ ám sát và yêu cầu chính phủ Italy dẫn độ về nước để hắn có thể tận hưởng tiếng tăm của một kẻ tử vì đạo. Tuy nhiên, chính phủ Italy từ chối yêu cầu vô lý. Sau đó, Lucheni tự treo cổ trong nhà giam.
Khỉ cưng cắn chết vua Hy Lạp
Vua Alexander trị vì Hy Lạp đầu thế kỷ XX trong 3 năm. Tháng 10/1920, trong khi ông dắt chó đi dạo, chú chó bỗng nhiên cắn nhau với những con khỉ tại cung điện. Nhà vua cố gắng ngăn cản và một con khỉ cắn trúng chân ông. Vì các vết thương không quá nghiêm trọng, các bác sĩ chỉ khử trùng. Ngày hôm đó, các vết thương nhiễm trùng khiến nhà vua nằm liệt giường.
Lẽ ra vua không chết nếu như các bác sĩ kịp thời cắt chân ông. Tuy nhiên, họ lại không muốn sử dụng biện pháp mạnh như vậy. Sau 3 tuần chiến đấu với bệnh tật, ngày 25/10, nhà vua qua đời ở tuổi 27.
Hoàng tử chết vì ngạt thở
Vua Yeongjo, trị vì triều đại Joseon cuối thế kỷ XVIII, là một trong những nhà lãnh đạo thành công và nắm quyền lâu nhất trong lịch sử Hàn Quốc.
Tuy nhiên, ngày nay, người ta biết đến ông chủ yếu qua cái chết của hoàng tử Sado, con trai ông. Sado là thủ phạm gây ra nhiều vụ cưỡng hiếp và giết người trong vương quốc. Hắn ngày càng trở nên hung bạo, nhưng luật pháp Joseon không cho phép vua Yeongjo giết con trai. Ông chỉ có thể phế truất Sado khi mẹ hắn đồng ý. Sau khi phế truất hắn, nhà vua nhốt hoàng tử vào một rương đựng lương thực trong 8 ngày. Sado chết vì ngạt thở.