Năm 2003, các nhà khảo cổ học đã phát hiện 41 cỗ xác ướp cổ đại ở miền Nam Siberia, Nga.
Tháng 4 năm 2008, Mike Sulz, chuyên gia về xác ướp cổ đại của trường đại học Göttingen cho biết, sau khi dùng các phương pháp khám nghiệm hiện đại, anh tiến hành điều tra phân tích một xác ướp đàn ông trong số đó.
Kết quả cho thấy, người đàn ông này từng bị thương bởi trên cơ thể anh ta còn có dấu tích của việc điều trị. Đây được coi là bằng chứng thuyết phục nhất về trình độ phẫu thuật thời bấy giờ.
Năm 2005, ở vùng nội Mông Cổ, một đoàn nhà khảo cổ Nga đã phát hiện ra những ngôi mộ đã đóng băng từ bao giờ. Khoảng 20 nhà khảo cổ học đến từ Nga, Đức, Mông Cổ tham gia vào quá trình khai quật nấm mộ này lên.
Họ mất đến ba tuần để đào hai ngôi mộ nhưng thất vọng vì không phát hiện điều gì có giá trị khoa học. Ngôi mộ thứ 3 càng gây hụt hẫng khi bên trong đã sớm trống trơn từ hàng thế kỷ trước.
Cuối cùng, ngôi mộ thứ tư đã không phụ sự mong chờ của mọi người. Xác ướp bên trong vẫn còn nguyên y phục và vũ khí, ngoài ra còn có xác hai con ngựa yên cương gọn gàng được chôn chung. Ngôi mộ cách mặt đất khoảng 1,5m.
Đây quả là một phát hiện mang tính đột phá. Ngài tổng thổng Mông Cổ đã không tiếc cho đoàn khảo cổ mượn máy bay trực thăng để đem xác ướp an toàn về thủ đô.
Theo kết quả nghiên cứu, trước khi được "nhìn thấy ánh mặt trời", xác ướp này cùng những vật dụng theo kèm như y phục, vũ khí, đồ ăn đã yên nghỉ trong "hầm băng" này gần 2.000 năm. Và cũng chính nhờ lớp băng đó mà xác ướp mới tồn tại được gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Xác ướp băng ở Siberia này vốn là xác ướp tự nhiên, cũng có thể nói, nó hoàn toàn là do thiên nhiên tạo thành. Ví dụ, dưới điều kiện thời tiết cực lạnh, có người băng Ötzi, trong môi trường nhiều kiềm thì có xác ướp Tollund, …
Đương nhiên, xác động vật khô hình thành do tự nhiên cũng không phải là hiếm, đa phần xuất hiện ở môi trường nước lợ. Chúng là những động vật có cấu tạo cơ thể "bẩm sinh" thích hợp với việc "xác ướp hóa", giống như sao biển và cá ngựa. Xác ướp khủng long Rio và khủng long Dokato là ví dụ điển hình.
Xác ướp được bảo quản nguyên vẹn nhất được biết đến là xác ướp một em bé ở Nam Mỹ có nguồn gốc từ thời Peru, Chile và đế chế Inca vào khoảng 500 năm trước.
Thời đó, người ta chọn trẻ con làm vật tế thần núi, và đặt dưới chúng chân núi Andes để cầu thái bình. Khí hậu trên núi cực lạnh, nhiệt độ thấp, những đứa trẻ chết vì cơ thể dần mất nước và trở thành những xác ướp băng.
Năm 1995, người ta đã phát hiện xác ướp một cô bé trên núi tuyết Amparo ở miền Nam Peru. Cô bé khoảng tầm tuổi từ 12 đến 14, chết vào khoảng từ năm 1440 đến 1450. Các nhà nghiên cứu khảo cổ cho rằng cô bé rất có thể là tế phẩm được dâng lên cho thần núi Inca. Sau này, xác ướp thiếu nữ được gọi bằng cái tên mĩ miều "trinh nữ trong băng".
Ở Anh, Hà Lan, Đan Mạch, … phát hiện rất nhiều trường hợp xác ướp đầm lầy. Theo suy đoán, đa phần những người này chết do bị mưu sát hoặc do hi sinh làm vật tế, bị ném vào đầm lầy rêu phong. Nước chứa kiềm, nhiệt độ thấp, thiếu dưỡng khí, khiến da và nội tạng xác chết bị thuộc da hóa.
Khi chết, thường thì xương con người sẽ dần bị thời gian bào mòn, đẩy xa tách ra khỏi cơ thể. Nhưng những xác ướp đầm lầy này rất đặc biệt, khung xương hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Thậm chí, qua dạ dày, người ta có thể biết được bữa ăn cuối của cuộc đời, người đó đã ăn gì?