1. Pepsi
Được phát triển lần đầu tiên năm 1890 bởi Caleb Bradham, một nhà nghiên cứu tại miền Bắc Carolina. Ban đầu, ông đặt cho thức uống này nhãn hiệu "Brad's drink" (có nghĩa là đồ uống của Brad). Đến năm 1898, Bradham quyết định chọn cái tên khác là "Pepsi-Cola".
Khi ấy, logo được thiết kế dựa trên một font chữ có sẵn. Tuy nhiên, sau thời điểm thành lập công ty, Bradham quyết định chỉnh sửa lại logo ấy sao cho mang tính cá nhân hóa nhiều hơn. Đến năm 1905, logo thứ hai ra đời. Nối tiếp sau đó là logo thứ ba năm 1906, đi kèm slogan "The Original Pure Food Drink".
Năm 1943, logo Pepsi được thiết kế lại mô phỏng hình nắp chai, với slogan mới "Bigger Drink, Better Taste". Sau đó, năm 1962, tên thương hiệu được rút gọn về chỉ là "Pepsi". Năm 1973, logo Pepsi được đóng khung và có một chút thay đổi nhỏ về phông chữ.
Năm 1991, Pepsi đánh dấu bước đột phá về thương hiệu khi chuyển logo sang kiểu chữ in nghiêng. Sau đó, tại dịp kỷ niệm 100 năm thành lập công ty năm 2008, Pepsi-Cola quyết định một lần nữa có những thay đổi đáng kể về logo, từ đó tôn vinh sự công nhận trên toàn thế giới đối với sản phẩm của mình.
3. Apple
Phiên bản logo đầu tiên được thiết kế bởi Ron Wayne, người đồng sáng lập ra Apple với Jobs và Woz năm 1976. Năm 1977, do nhiều bất đồng quan điểm, ông đã bán lại cổ phần của mình cho Jobs và Woz. Khi ấy, logo của hãng là một bức tranh vẽ bằng bút mực, miêu tả hình ảnh Issac Newton ngồi dựa mình vào cây táo.
Steve Jobs đã quyết định phá bỏ logo này, do cảm thấy nó quá trừu tượng và khó thể hiện chi tiết với những mẫu in có kích cỡ nhỏ. Ông đã nhờ công ty quảng cáo Regis McKenna sáng tạo ra một logo mới, mang tính hình tượng hóa cao hơn. Sau vô số những phiên bản thử nghiệm (và đương nhiên là hàng đống tiền), kết quả thu được chính là logo hình trái táo quen thuộc đối với chúng ta, nhưng với tông màu bảy sắc cầu vồng.
Khi Jobs quay trở lại với Apple năm 1997, công ty đang gặp phải khó khăn về tài chính. Jobs chợt nhận ra rằng logo hiện tại có thể gây bất lợi cho chính những sản phẩm của mình. Ví dụ, việc ghép một tấm logo bảy sắc cầu vồng lớn lên chiếc iMac Bondi Blue sẽ khiến nó trở nên ngốc nghếch, trẻ con và lạc lõng. Đó không phải là con đường Jobs muốn phát triển Apple. Bởi vậy, thay vì đặt biểu tượng quả táo bảy màu thật nhỏ, ông đã quyết định sử dụng nhiều kích cỡ logo khác nhau, đồng thời đơn sắc hóa chúng để phù hợp in trên mọi sản phẩm của mình.
3. Nike
Logo đầu tiên của Nike được thiết kế bởi Carolyn Davidson năm 1971 - một sinh viên thiết kế mà Phill Knight gặp khi còn giảng dạy tại khoa kế toán của trường đại học Portland hồi mới chập chững bắt đầu sự nghiệp của mình. Tổng cộng số tiền ông đã trả cho cô là 35$! Ban đầu Phill không thích mẫu thiết kế một chút nào, nhưng ông từng nói: "Tôi không thích nó, nhưng nó phát triển trong tôi."
12 năm sau, vào thời điểm cuối năm 1983, Davidson nhận được thiệp mời ăn trưa của hãng Nike. Ở đó, Knight đã khiến cô kinh ngạc với quà tặng là chiếc nhẫn mang biểu tượng hãng được làm bằng vàng nạm kim cương, cùng một phong bì chứa cổ phần của Nike.
4. Shell
Từ khi mới ra mắt công chúng vào khoảng đầu những năm 1900, logo của hãng Shell đã phát triển từ hình mẫu mô phỏng thực tế của một chiếc vỏ sò, sang hình tượng mạnh mẽ cùng những màu sắc đặc trưng như ngày hôm nay.
Cả tên gọi cũng như biểu tượng của Shell đều đến với Marcus Samiel (nguyên sáng lập công ty) từ lời gợi ý của một đối tác - ngài Graham. Ông là người đầu tiên quyết định nhập khẩu dầu hỏa từ Samuel để đưa vào thị trường Ấn Độ dưới cái tên "Graham's Oil". Sau này, ông trở thành giám đốc công ty Vận tải và Thương mại Shell. Một số nguồn tin cho hay biểu tượng vỏ sò thực chất được lấy ý tưởng từ gia huy của Graham.
Đến khoảng năm 1915, khi kỹ nghệ in ấn đạt được thành tựu mới, logo Shell cũng lập tức có những thay đổi trông thấy ở mẫu thiết kế năm 1930.
Màu sắc bắt đầu xuất hiện trong quá trình Shell xây dựng trạm dịch vụ đầu tiên tại California. Sắc đỏ và vàng không chỉ giúp thương hiệu Shell trở nên nổi bật. Chúng còn là màu cờ của Tây Ban Nha, quê hương của những người đầu tiên khai phá miền đất California.
Kể từ năm 1950, biểu tượng Shell ngày càng được tối giản hóa - sao cho dễ nhận ra và dễ nhớ đến hơn. Mẫu thiết kế năm 1971 vẫn được sử dụng cho tới ngày nay - được thực hiện bởi nhà thiết kế người Pháp Raymond Loewy.