Mới đây, cô Ana Filipa Scarpa, một nhiếp ảnh gia chuyên về động vật hoang dã, đã vô tình chụp được hình ảnh một trận lốc xoáy kỳ lạ khi đang ở Vila Franca de Xira, phía Bắc thành phố Lisbon, Bồ Đào Nha. Ban đầu, cô Ana cứ nghĩ đó là một cơn lốc gió. Tuy nhiên, ngay sau đó, cô nhận ra đó là một cột lốc xoáy cao tới 305m do châu chấu đỏ tạo nên khi chúng di chuyển.
Hiện tượng kỳ lạ này được đặt tên là Bugnado, nó được tạo thành khi châu chấu đỏ di chuyển trên các cánh đồng để tìm kiếm thức ăn. Cô Ana chia sẻ: "Ban đầu, tôi cứ nghĩ đó là một cơn lốc gió, các loài động vật xung quanh tôi có vẻ rất hoảng sợ. Tôi đã tìm kiếm một nơi trú ẩn an toàn nhưng không có. Sau đó, tôi nghĩ cột lốc xoáy không thể tiến tới vị trí của mình. Vì vậy, tôi đã lái xe về phía cột lốc xoáy. Khi đi được một đoạn, tôi nhận ra cột lốc đó do côn trùng tạo nên. Cột lốc xoáy cao khoảng 305m là do đàn châu chấu đỏ tạo thành".
Hiện, nạn dịch châu châu đỏ đang tàn phá các nước ở Châu Phi. Nạn dịch này có thể khiến 15 triệu người phải chịu đói. Châu chấu đỏ có thể di chuyển từ 20 đến 30km một ngày. Mỗi ngày, một con châu chấu đỏ sẽ ăn 2g thực phẩm bằng trọng lượng cơ thể nó. Liên Hiệp Quốc ước tính 1 tấn châu châu đỏ sẽ tiêu thụ thức ăn đủ nuôi 2.500 người trong một ngày.