Khi gặp gỡ, hai người sẽ thoải mái trút bầu tâm sự, giãi bày phiền muộn nén giữ bấy lâu, hoặc quan hệ tình dục cho thỏa nỗi nhớ nhung trong suốt một năm xa cách. Không ai có quyền can thiệp, oán trách điều này. Hết ba ngày, hai người lại ngậm ngùi chia tay, ai về nhà nấy và tiếp tục cuộc sống hôn nhân hiện tại.
Phong tục này được người dân đặt cho tên gọi khá ẩn ý “chuyển sơn lĩnh”. Sở dĩ tộc Bạch lưu truyền tập tục kỳ lạ này bởi nhiều cặp vợ chồng do mai mối mà nên duyên vợ chồng, sau nhiều năm chung sống lại nảy sinh mâu thuẫn nên thường luyến tiếc, mong mỏi người xưa.
Ngoài tục lệ này, người Bạch Trung Quốc còn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo khác, đặc biệt là trong đời sống hôn nhân. Thanh niên trong bộ tộc khá tự do trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Các thiếu nữ đều có phòng riêng và chỉ xây một lối đi nhỏ thông với phòng khách của gia đình. Cấu trúc đặc biệt này thể hiện sự tôn trọng của cha mẹ đối với cuộc sống riêng tư của con cái.
Tới tuổi cập kê, người con trai có quyền vào khuê phòng của thiếu nữ mà mình đang thương nhớ. Nếu tình cảm tốt đẹp, họ sẽ xin phép hai bên gia đình tiến hành lễ cưới. Ngược lại, họ có thể chia tay mà không phải luyến tiếc và vướng bận trách nhiệm.