Thiên nhiên bao la và đầy những điều bí ẩn. Có rất nhiều hiện tượng thiên nhiên ma quái xảy ra mà con người không thể giải thích nổi. Cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, các nhà khoa học đã giải mã được một số những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ mà trước đây con người nghĩ rằng đó là do "thần thánh".
1. Ngọn lửa St. Elmo
Ngọn lửa St. Elmo từng được xem là hiện tượng thiên nhiên ma quái, kỳ lạ
Khi quan sát các bức hình trên, hầu hết chúng ta đều giật mình bởi sự xuất hiện kỳ lạ của những đốm sáng, ngọn lửa ma quái. Từ xa xưa, con người đã tin rằng đó là một hiện tượng thần thánh và đặt tên chúng theo Thánh Elmo, vị thần hộ mệnh của thủy thủ. Theo truyền thuyết, thánh Elmo sẽ luôn cầu nguyện và đưa ra lời cảnh báo cho các thủy thủ ở dạng đèn trên cột thuyền buồm.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã giải mã được sự thật về những đốm lửa bí ẩn này. Đây là hiện tượng plasma phát sáng xuất hiện như đốm lửa hình cầu trên các vật thể khác. Ngọn lửa St.Elmo có thể được sinh ra trong những cơn mưa giông có sấm sét hay một vụ nổ núi lửa.
2. Núi lửa ở Nam Cực
Núi Erebus là một trong những núi lửa lớn nhất và "năng động" nhất trong cuộc chiến băng-lửa ở Nam Cực. Hoạt động liên tục từ năm 1972, nơi đây cũng chứa đựng hồ nham thạch, vốn là một trong 5 hồ nham thạch tồn tại lâu nhất thế giới.
3. Ánh sáng huyền diệu trên bầu trời
Theo các nhà nghiên cứu, hiện tượng thiên nhiên kỳ bí này chỉ xuất hiện trong thời tiết rất lạnh ở vùng cực và rất hiếm khi xảy ra.
Cột ánh sáng, đây là một hiện tượng quang học nhỏ xinh, xuất hiện khi ánh sáng từ mặt trời, mặt trăng, hoặc ánh đèn từ các thành phố được phản chiếu qua những hạt băng nhỏ trong không khí.
4. Tuyết "mỳ Ý"
Tuyết "spaghetti" hay tuyết mỳ Ý là một trong những hiện tượng thiên nhiên độc đáo nhất thế giới. Hiện tượng này xảy ra ở Phần Lan, do một người đàn ông ở Hameenlinna phát hiện. Theo các chuyên gia, hiện tượng này được hình thành bởi chuyển động của gió và nước trước khi tuyết tan chảy.
5. Rừng cây khiêu vũ
Bạn cho đâu là nguyên nhân khiến những cây thông trăm tuổi tại Ba Lan này đều có phần cận gốc uốn cong 90 độ so với mặt đất.
Nhiều giả thuyết được các nhà sinh vật học cho rằng, những cơn bão tuyết lớn xảy ra tại khu vực này hàng thế kỷ trước đã "vô tình" tạo hình uốn cong các thân cây thông, tạo thành một đặc điểm rất thú vị tại nơi đây.
6. Hiện tượng ánh sáng đỏ
Hiện tượng ánh sáng nhấp nháy đỏ hoặc xanh xuất hiện ở những độ cao lớn đã từng được cho là tín hiệu của tàu vũ trụ của những người ngoài hành tinh.
Chỉ sau khi hiện tượng này được chụp ảnh lại vào năm 1989, người ta đã chứng minh rằng hiện tượng có tên "Sprites" này là một hiện tượng tương tự như sét.
7. Hiện tượng biển máu
Nhiều bãi biển nổi tiếng của Australia, Pháp và Mỹ gặp phải hiện tượng thủy triều đỏ khi tảo nở hoa, sau đó hoa đỏ tích tụ lại khiến nước biển đỏ như máu.
Thủy triều đỏ là hiện tượng nguy hiểm cho sinh vật biển vì hàm lượng oxy trong nước giảm, trong khi hydrogen sulfide và amoniac tăng.
8. Bóng ma núi
Hiện tượng bóng ma núi, hiện tượng này xảy ra khi một người đứng đối diện với tâm mặt trời trên sườn núi hoặc trên đỉnh núi cao, nơi xuất hiện cầu vồng sương mù, lúc đó bóng của họ sẽ in trên cầu vồng.
Cầu vồng sương mù này được hình thành do ánh sáng mặt trời phản chiếu vào các giọt nước, tạo ra một hình cung đối diện với mặt trời.
9. Quả cầu lửa Naga
Quả cầu lửa Naga, đây là một hiện tượng thiên nhiên bí ẩn khiến nhiều người kinh ngạc và cũng kinh sợ nhất, xuất hiện trên đoạn sông Mekong dài gần 100 km - biên giới tự nhiên giữa Lào và Thái Lan. Quả cầu lửa Naga là thuật ngữ dùng để chỉ những khối ánh sáng hình cầu rực rỡ đỏ hồng hoặc đỏ thẫm, từ dưới lòng sông bay vụt lên cao từ 50 đến 300m, sau khi xuất hiện chúng mờ dần rồi biến mất hoàn toàn trong màn đêm. Các nhà khoa học cho rằng hiện tượng này là sự bùng nổ của một loại khí dưới lòng sông, trong khi người dân nơi đây tin rằng đây là những quả cầu lửa của Naga, vị thần nửa người nửa rắn cư ngụ dưới lòng sông.
10. Hiện tượng "ngón tay tử thần"
Hiện tượng này có tên gọi là brinicle hay còn được gọi là "ngón tay tử thần". Khi băng hình thành tại vùng Nam và Bắc cực, các tạp chất như muối bị đẩy ra ngoài, khiến băng trở nên tinh khiết hơn. Khi muối bị đẩy ra khỏi khối băng, nước xung quanh khu vực đó sẽ trở nên mặn hơn, làm giảm nhiệt độ đóng băng và tăng mật độ của nước.
Điều này đã ngăn cho dòng nước xung quanh không bị đóng băng ngay tại thời điểm đó dù đã có nhiệt độ rất thấp. Đồng thời, mật độ nước cao khiến chúng bị chìm xuống dưới đáy.
Khi dòng nước mặn này chìm đến vùng nước biển ấm hơn bên dưới, nước xung quanh dòng nước mặn này sẽ bị đóng băng, tạo nên những "cột băng của cái chết" mà chúng ta được biết đến với tên gọi brinicle.