KỲ QUẶC » Kỳ quặc 4 phương

Mười loài động vật kỳ dị nhất thế giới

Chủ nhật, 13/07/2014 11:28

Các nhà khoa học đã thống kê lại mười loài động vật kỳ dị nhất thế giới từng được phát hiện.

 Mực ống hình thảm: Loài mực ống này chủ yếu sống ở vùng biển Australia và New Zealand. Đây là một loài sinh vật rất hiếm gặp, nhưng lại sống ở vùng biển nông. Việc nhận biết loài mực ống hình thảm này rất dễ dàng, bởi cơ thể cực kỳ to lớn. Tác dụng của cơ thể to lớn này nhằm bắt mồi, và có tác dụng miễn dịch với sứa độc. Khi gặp phải sứa độc, loài mực này sẽ xé thân sứa độc ra thành nhiều mảnh để ăn.

Ếch tím Ấn Độ: Loài ếch này có thân hình và khuôn mặt to lớn dị thường, đặc điểm lớn nhất của loài ếch này là có chiếc mũi giống như loài lợn. Phần lớn thời gian loài ếch này sống dưới lòng đất. Các nhà khoa học cho rằng, loài ếch tím này có kết cấu cơ thể đặc biệt, tiến hóa để phù hợp với môi trường sống trong lòng đất, các chi rất ngắn phù hợp cho việc đào bới. Trong cả cuộc đời nó chỉ lên mặt đất khoảng 2 tuần để giao phối, sau đó nó sẽ quay lại lòng đất và không bao giờ trở lại mặt đất nữa.

Hải tiêu hình sứa: Đây là một trong những loài động vật kỳ dị nhất thế giới bởi ngoại hình như đến từ ngoài hành tinh. Loại hải tiêu có hình sứa này sinh sống chủ yếu ở bờ biển California, Mỹ. Và nó có sức sinh sản đáng kinh ngạc. Loài này thường gây khó chịu cho ngư dân đi biển, bởi nó thường xuyên làm hỏng lưới, thậm chí làm hỏng nhà máy điện nguyên tử ở bang California. Nhưng nó lại là loài có khả năng thích ứng với nạn ô nhiễm môi trường do con người gây ra.

Ếch bay: Đây là loài ếch vô cùng hiếm thấy, nó thường xuống mặt đất để giao phối và sinh sản. Đặc điểm của loài này là có màng ở giữa các ngón chân. Ban đầu các nhà khoa học cho rằng, các màng chân nhằm mục đích bơi lội, nhưng sau này mới biết dùng để bay lượn giữa các nhánh cây. Loài ếch này có thể lượn tới khoảng cách 15m.

Chim ruồi: Chủ yếu sống ở vùng nam Âu và châu Á. Loài chim ruồi này có chiếc mũi dài như của loài ong. Khi hít thở, chiếc vòi dài đó sẽ nở ra để hút mật hoa. Cùng với chiếc vòi dài như ong ra thì loài chim này có đôi cánh đập vô cùng nhanh, tạo nên tiếng vo ve. Ngoài ra, nó cũng có trí nhớ siêu phàm, nó có thể quay trở lại đúng vị trí bông hoa mà nó đã hút mật lần trước.

Cá rắn biển: Loài cá này sống ở tầng biển sâu. Loài này hiếm gặp do con cái đẻ trứng ở vùng biển cực sâu, tỉ lệ con non sống sót vô cùng thấp.  Loài cá rắn biển có chiếc cằm dưới cực kỳ đáng sợ, dùng để nuốt trôi những con mồi to lớn. Cùng với độ tuổi càng lớn thì loài cá này sẽ mất dần răng, nhưng bù lại xúc giác sẽ tăng dần độ nhạy cảm để bắt mồi.

Cá băng: Loài cá này được phát hiện năm 1927, có cơ thể rất độc đáo, chủ yếu sống ở Nam Cực. Nó có chiếc răng rất sắc nhọn và cơ thể có màu trắng trong suốt vì huyết dịch thiếu sắc tố đỏ. Thiếu sắc tố đỏ trong máu nhưng nó vẫn có thể tồn tại là một điều bí ẩn với các nhà khoa học. Khám phá gần đây cho thấy loài cá này lại hô hấp qua da.

Khỉ mũi hếch: Đây là một loài mới được phát hiện gần đây ở Myanmar. Nó được vô tình biết đến khi các nhà khoa học thấy xác chết của loài này từ những người đi săn. Loài khỉ này có hành vi rất bất bình thường, do cấu tạo chiếc mũi đặc biệt dễ bị nước mưa chảy vào, nên nó liên tục bị hắt hơi, vì thế nó sẽ cuộn tròn người khi trời mưa.

Loài bọ mũi voi: Điểm đặc biệt của loài này là ở chiếc cổ dài, nó sống trên đảo Madagasca. Tuy hình dạng kỳ quái, nhưng nó lại cực kỳ có ý nghĩa đối với cuộc sống. Con đực thường có chiếc cổ rất dài dùng để làm vũ khí trong cuộc chiến dành con cái.

Khỉ đầu trọc: Loài khỉ này vốn sống ở Brazil và Chile. Cái mặt đỏ lừ của chúng rất đặc biệt. Khỉ đầu trọc sống trên cây cao để tránh các bệnh tật truyền nhiễm. Các nhà khoa học cho rằng, mặt đỏ của nó là do thiếu sắc tố, các mạch máu nổi ra bề mặt ngoài da. Đây là điểm bất lợi để sinh tồn vì dễ bị phát hiện.

Baodatviet.vn
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới