Con người vốn là động vật có vú, đẻ con. Đều này đã được định sẵn từ khi có sự xuất hiện của nhân loại trên trái đất. Nhưng một nhóm nhà thám hiểm đã phát hiện chuyện kỳ lạ tại khu rừng nguyên sinh Borneo, Indonesia - nơi có những đứa bé "nở" ra từ quả trứng thay vì được mẹ trực tiếp sinh ra.
Tháng 8/1983, nhà nhân chủng học người Đức - tiến sĩ Feizi và đoàn thám hiểm gồm 10 thành viên đã thâm nhập sâu vào cánh rừng nhiệt đới Borneo để nghiên cứu cuộc sống của bộ lạc này. Họ sống thành bầy trên các cây cao cheo leo sườn núi, những ngôi nhà được kết từ cành cây và lá xanh giống như tổ chim. Chiều cao trung bình của “người đẻ trứng” chỉ khoảng 1,2 m. Họ ở trần như nhộng và không hề tỏ ra sợ sệt khi gặp người lạ. Khi đối mặt với đoàn thám hiểm, “người đẻ trứng” rất thân thiện lấy thức ăn chính là giun đất ra mời những người khách lạ. Họ còn cho phép nhà thám hiểm lên thăm quan ngôi nhà kỳ thú được liên kết từ nhiều gốc cây đại thụ tạo nên một sàn rộng. Trong nhà có hơn 30 người phụ nữ đang nằm ấp quả trứng màu trắng lớn, trong đó có một em bé đang bắt đầu tách vỏ trứng chui ra.
Qua tìm hiểu, các nhà thám hiểm này thấy rằng, những người phụ nữ của bộ tộc này sẽ mang bầu khoảng 6 tháng sinh ra một quả trứng, rồi lại ấp thêm 3 tháng nữa. Cứ như vậy mất 9 tháng cho quá trình sinh nở. Sau 9 tháng, những người phụ nữ này lại cho em bé bú sữa như người bình thường.