Chết vì trò chơi điện tử
Trong hội nghị DICE tại Las Vegas năm 2009 về sự phát triển của thị trường trò chơi điện tử, đại diện bộ phận nghiên cứu thị trường của tập đoàn NPD cho biết, năm 200, đã có thêm 6 triệu khách hàng mới tham gia vào trò chơi và tỉ lệ người chơi điện tử trực tuyến cũng tăng 2%.
Những số liệu này đã làm nóng lên những lo ngại về bệnh nghiện chơi điện tử. Đặc biệt là vào năm 2005, một chàng trai trẻ người Hàn Quốc đã qua đời sau khi chơi trò Starcraft trong thời gian dài.
Chàng trai trong câu chuyện trên khi đó 28 tuổi, đã chơi liên tục trong vòng 50 tiếng ở một quán café net ở Taegu. Anh ta chỉ giành thời gian rất ngắn để ngủ và đi vệ sinh. Cảnh sát cho rằng lý do dẫn đến tử vong là do lên cơn nhồi máu cơ tim sau khi mệt mỏi quá độ.
Chết vì đường mật
Trường hợp này thì không chỉ là một người, mà là đến 21 người với cùng một nguyên nhân.
Một ngày nắng ấm tháng 1 năm 1919 ở Boston, Mỹ, một chiếc xe chứa đường mật lớn đã phát nổ tại một khu dân cư ở cuối phía Bắc thành phố.
Chiếc xe cao 15,2 mét với đường kính 27,4 mét được đặt gần khu dân cư chủ yếu là người Ý nhập cư. Không ai rõ lý do khiến chiếc xe phát nổ và khiến các mảnh vỡ bay xa đến 61 mét.
Vụ nổ đã khiến một bức tường đường mật lớn cao 7,6 mét chảy về phía khu dân cư với tốc độ 56,3 km/h và khiến cho người dân bị vướng trong lớp chất lỏng màu nâu dày đặc.
Phải mất vài tháng, người ta mới có thể dọn sạch tất cả, tổn thật gần 1 triệu đô trong 6 năm sau vụ nổ. Và đến năm 2009, thì con số đã là hơn 12 triệu đô.
Người dân tại đây cho biết họ vẫn còn ngửi thấy mùi đường mật vào những ngày hè nắng nóng.
Chết vì biển báo Hollywood nổi tiếng
Hollywood từng khiến nhiều giấc mơ nổi tiếng bị vỡ nát trong suốt bao nhiêu năm. Trong số đó, đáng buồn nhất phải là trường hợp của Peg Entwistle, một cô diễn viên trẻ đến từ xứ Wales.
Trước khi đến mảnh đất phù hoa này, cô đã giành được một số thành công nhỏ trong nghiệp diễn và thậm trí giành được một vai ở sân khấu Broadway tại New York. Thế nhưng, cũng như nhiều người khác, cô bị thu hút vì ánh sáng của Hollywood giữa lòng Los Angeles.
Sau một thời gian nỗ lực, Peg Entwistle đã được tham gia bộ phim “Mười ba người phụ nữ” nhưng hầu hết cảnh quay của cô đều bị cắt khỏi bộ phim.
Ngày 16/9/1932, Peg Entwistle trèo lên chiếc biển Hollywood nổi tiếng, để lại đồ cá nhân kèm theo một lá thư, rồi nhảy xuống tự vẫn.
Xác của cô được phát hiện sau 2 ngày. Nội dung lá thư của cô chỉ đơn giản là: “Tôi thấy sợ, tôi chỉ là một kẻ hèn nhát. Xin lỗi vì tất cả. Nếu tôi làm điều này sớm hơn, có lẽ sẽ không phải chịu đau đớn thế này. P.E”.
Thật tình cờ là sau cái chết đột ngột, Peg Entwistle nhận được lá thư mời cô đóng vai một người phụ nữ đang trên bờ tuyệt vọng, muốn tử tự.
Chết vì đống đồ bỏ đi
Langley và Homer Collyer chuyển đến khu Harlem ở New York vào năm 1909 khi đang trong độ tuổi 20.
Là con trai trong gia đình thuộc tầng lớp trên, hai anh em sống ẩn dật và tích trữ đồ. Người ta tính được có 180 tấn đồ bỏ đi gồm đủ các thứ từ chiếc nôi hỏng, đàn piano hỏng,… trong mọi ngóc ngách căn hộ của họ.
Homer bị mù vào những năm 1930 và nằm liệt giường vì bệnh thấp khớp. Người em chăm sóc cho anh mình và giữ hàng trăm hàng ngàn tờ báo phòng trường hợp người anh có thể nhìn lại được.
Căn nhà lại bị đặt bẫy khắp nơi để người khác không thể xâm phạm và chính Langley dính bẫy rồi bị vùi lấp trong đống đồ bỏ đi.
Homer không thể làm gì, chỉ có thể chết dần chết mòn cùng người em. Cảnh sát đã mất hàng tuần tìm Langley khắp Manhattan trước khi phát hiện ông chết trong chính căn hộ của mình.
Chết vì vật thể không xác định
Điều gì gây ra cái chết cho 9 người leo núi trên dãy Ural ở Nga vào ngày 2/2/1959 hiện vẫn còn là bí ẩn.
Vào ngày 28/1, 10 sinh viên của Học viện bách khoa Ural rủ nhau đi leo núi mùa đông nhưng một người bị ốm và phải ở lại ngôi nhà trên núi.
9 người còn lại chưa hề ra khỏi khu rừng và những thứ mà các điều tra viên tìm đều rất đáng sợ và khó hiểu.
Căn lều của họ được tìm thấy bị xé rách từ bên trong, một nửa chìm trong tuyết với tư trang và giày dép của các bạn trẻ. Hai cái xác đầu tiên được phát hiện ngoài bìa rừng, chân trần và chỉ mặc đồ lót. Ba cái xác tiếp theo cũng trong tình trạng tương tự. Hai tháng sau, những cái xác còn lại cũng được tìm thấy vùi trong tuyết, cách nạn nhân đầu tiên 75 mét.
Có bốn sinh viên bị thương nặng bên trong, gãy xương sườn và nứt sọ. Một trong số đó, bị mất lưỡi. Một điều kì lạ là không hề có dấu hiệu giằng co hay vết thương ngoài. Bốn nạn nhân cuối được mặc quần áo của người khác và có mức phóng xạ cao.
Những giả thuyết được đưa ra là tuyết lở, người ngoài hành tin tấn công và thử nghiệm của quân đội.
Vụ việc này mãi đến năm 1990 mới được khép lại, khi có những người leo núi khác cũng thời điểm đó cho biết có thấy những quả bóng màu cam trên bầu trời đêm đó.
Điều này và mức phóng xạ trên người nạn nhân khiến người ta tin rằng cái chết của các nạn nhân là do quân đội bí mật gây ra, dù chính phủ Nga không hề thông cáo gì.