Cung điện Versailles quá lạnh lẽo
Cung kiện do vua Louis XIV khởi công, bao gồm 700 căn phòng và ước tính có giá trị 3,2 tỉ USD nếu được xây dựng ở thời hiện tại. Đâycũng được coi là nơi không thể sống bởi một lý do nó quá lạnh lẽo.
Những ghi chép xưa mô tả, rượu và nước cũng đóng băng ngay trên bàn tiệc của nhà vua. Theo tiết lộ của bác sĩ riêng của vua Louis XIV thì mái tóc giả của ông được dùng chủ yếu để giúp ông giữ ấm thay vì che phần đầu bị hói khi ông sống tại Versailles.
Tử Cấm Thành - nhà tù khổng lồ
Cung điện của các triều đại phong kiến Trung Hoa trải dài trên diện tích 720.000m2 là nơi nhiều người mơ một lần được sống. Nơi đây có điện Thái Hòa nơi đặt ngai vàng luôn được lau chùi sạch bóng. Tuy nhiên sống trong cung điện này có nghĩa những vị vua không bao giờ có được cảm giác riêng tư, tự do.
Kể từ lúc thức giấc cho đến khi đi ngủ, một đám hầu cận luôn dõi theo vua từng bước. Thậm chí ngay cả khi họ đi vệ sinh vào một chiếc ang ở góc phòng cũng có người đứng cạnh để sau đó mang đổ. Tự do cá cá nhân của các vị vua luôn bị quản thúc nghiêm ngặt, không hoàng đế nào được phép rời khỏi cung điện mà không có người hầu cận.
Theo lời kể của Reginald Johnston, gia sư của vị vua cuối cùng nhà Thanh kể lại: "Những cây cột của cung điện không khác nhà tù hoàng cung từ hàng trăm năm và là nhà tù của vua chúa còn lưu lại đến ngày nay".
Tòa nhà Farnsworth- chiếc đèn hút côn trung khổng lồ
Tòa nhà Farnsworth được kiến trúc sư Mies van der Rohe xây dựng năm 1945 cho tiến sĩ Edith Farnsworth, được xem là một trong những công trình nổi tiếng nhất lịch sử nước Mỹ có trị giá lên đến 500.000 USD. Farnsworth có nội thất tối giản, các cửa sổ lớn và phong cách đơn giản tạo nên biể tượng của vùng Illinois.
Farnsworth còn được coi là nơi không có bóng người ở bởi ngay từ đầu với những ô cửa lớn, Mies đã từ chối lắp rèm hay mành cửa. Điều này cho thấy hóa đơn của ngôi nhà đã ở mức quá tải. Ngoài ra, bất kỳ ai bên ngoài cũng có thể nhìn vào bên trong ngôi nhà bất kể lúc nào. Có lẽ vì vậy mà ngôi nhà của Mies luôn chỉ có người đứng từ bên ngoài nhìn vào. Thậm chí khách du lịch đi qua cũng có thể chộp được hình ảnh đồ lót của nữ tiến sĩ treo trong nhà.
Ban đêm, những cửa sổ lớn biến ngôi nhà thành một chiếc đèn khổng lồ hút côn trùng, thiêu thân hoặc muỗi.
Attingham khiến chủ nhân phá sản
Khối bất động sản khổng lồ này nằm ở hạt Shropshire và có cấu trúc lớn nhất nước Anh. Ngoài ra nơi đây được biết đến là phòng triển lãm tranh do kiến trúc sư John Nash cải tạo lại dựa theo kiến trúc cung điện Buckingham.
Nash sử dụng kỹ thuật tiên phong khi tạo ra cửa sổ áp mái từ tấm gang trải rộng khắp khu triển lãm, khiến ánh sáng đến mọi ngóc ngách, thậm chí dẫn cả lượng nước mưa lớn lọt vào trong.
Thời gian sau đó nước bắt đầu thấm và khiến tấm kim loại không thể chịu được điều kiện thời tiết. Gian triển lãm phải chịu sự thấm nước, các bức tường bắt đầu trở nên giòn dưới tác động của nước mưa nhỏ liên tục.
Việc không có mái che khiến công trình không thể duy tu và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chủ tòa nhà phá sản.