KỲ QUẶC » Kỳ quặc 4 phương

Những “dị nhân” trong đời thực

Thứ tư, 09/04/2014 09:31

Theo BBC News, bằng cách cấy thêm một số bộ phận vào cơ thể, con người có thể cảm nhận được cuộc sống của động vật.

Vào cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất, một người đàn ông thuộc dòng dõi quý tộc Anh đã từ bỏ những đặc quyền của mình để trở thành một chú “ngựa vằn”. Bởi những hình xăm chi chít từ đầu đến chân có sọc đen và trắng xen nhau làm ông trông giống một chú ngựa vằn Omni.

Dennis Avner người Mỹ lại có cái tên khác “người mèo”. Ông đã trải qua 14 ca phẫu thuật để… giống một con mèo.

Tom Leppard người đã sống trong một túp lều dột nát tại đảo Skye của Scotland suốt 20 năm với hình dạng của một con báo.

Tom Leppard người đã sống trong một túp lều dột nát tại đảo Skye của Scotland suốt 20 năm với hình dạng của một con báo. Vì thế mà ông có biệt danh là “Leopard Man of Skye” (Người báo của đảo Skye). Cách đây 5 năm Tom Leppard đã chuyển đến ngôi nhà trên đất liền của một người bạn.

Thật ít ai có đủ can đảm để thay đổi ngoại hình như họ. Cùng với sự phát triển của công nghệ và sinh học con người đang bắt chước những khả năng của động vật, những thứ mà con người chưa từng làm được. Ví dụ, Nadya Vessey do bị dị tật ở chân vài năm trước cô đã gắn thêm một cái đuôi “nàng tiên cá” cho phép cô bơi lội như một con cá heo.

Nadya Vessey gắn thêm cái đuôi “nàng tiên cá” cho phép cô bơi lội như cá heo.

Một số người lại sử dụng công nghệ để cảm nhận thế giới bên trong của người khác như trường điện từ.

Giác quan thứ sáu

Trong những năm gần đây, việc thử nghiệm cấy ghép từ trường để có giác quan giống như “giác quan thứ sáu” đã được tiến hành. Bằng việc cấy nam châm hình đĩa nhỏ vào đầu ngón tay hàng ngày họ có thể cảm nhận được từ trường xung quanh miếng nam chân này.

Peyton Rowlands là một trong những người đam mê công nghệ này, ông cấy miếng nam châm vào ngón áp út của bàn tay trái. Nhờ đó Rowlands có thể phát hiện ra từ trường xung quanh lò vi sóng, tủ lạnh và những chuyển đổi năng lượng.

Tuy nhiên Rowlands bị dị ứng nam chân và phải gỡ bỏ nó. Ông đang tìm mô thay thế thân thiện hơn.

Người dơi

Nhưng có những trường hợp lại tự phát sinh “giác quan thứ sáu” mà không cần đến sự hỗ trợ của công nghệ. Daniel Kish là một ví dụ, sau khi bị phôi bào võng mạc, 1 dạng ung thư ảnh hưởng đến mắt, cậu bé bị mù khi mới 13 tháng tuổi. Nhưng 2 tháng sau đó bố mẹ cậu bé phát hiện ra Kish có khả năng xác định đúng vị trí của mọi thứ xung quanh mình.

Định vị không gian bằng âm thanh là cách mà loài dơi, cá heo và cá voi sử dụng.

Kish hình dung môi trường xung quanh bằng cách tặc lưỡi và nghe âm thanh phản ứng lại. Định vị không gian bằng âm thanh là cách mà loài dơi, cá heo và cá voi sử dụng. Kish định vị bằng 2 cách: cách thứ nhất là  chủ động tạo ra âm thanh mà ông gọi là “flash sonar” (như đèn flash chiếu sáng trong máy ảnh), cách thứ 2 là thụ động, nghĩa là lắng nghe âm thanh xung quanh một cách kĩ lưỡng. Kết hợp chúng với nhau Kish tạo thành kỹ năng của riêng mình.

 Thật sai lầm khi cho rằng việc này cần phải có năng khiếu bẩm sinh thực tế nó thể có được nhờ tập luyện.

Thật vậy, cậu bé người Anh Sam Oldridge dưới sự hướng dẫn của Kish cậu bé đã định vị được không gian khi 8 tuổi.

“Học định vị bằng âm thanh dễ hơn nhiều so với học ngoại ngữ. Và cũng giống như ngôn ngữ, nếu bạn không sử dụng hàng ngày bạn sẽ đánh mất nó”, Kish chia sẻ.

Theo Đời Sống Pháp Luật