KỲ QUẶC » Kỳ quặc 4 phương

Những hiện tượng Nguyệt Thực bí hiểm nhất lịch sử

Thứ năm, 09/10/2014 14:03

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần là một trong những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú mà mọi người trên toàn thế giới mong đợi nhất, tuy nhiên, không ít người cho rằng đây là một hiện tượng gắn liền với nhiều thảm họa.

Huyền thoại 4 kỳ ‘trăng máu’

Theo một thông cáo báo chí của NASA, hiện tượng "Mặt trăng máu" sẽ xảy ra hai lần trong năm 2014. Lần thứ nhất diễn ra vào ngày 15/4, lần thứ hai vào ngày 8/10 vừa qua.

"Mặt trăng máu" diễn ra vào ngày 15/4 vừa qua là một sự kiện đặc biệt khi nó sẽ khởi động chu kỳ gồm 4 đợt nguyệt thực toàn phần. Ba lần nguyệt thực toàn phần kế tiếp sẽ diễn ra lần lượt vào tháng 10/2014, tháng 4/2015 và tháng 9/2015.

Theo tính toán, huyền thoại 4 kỳ trăng máu sẽ xuất hiện vào năm 2014-2015. (Ảnh: khoahoc.com.vn)

Việt Nam không có cơ hội chiêm ngưỡng lần diễn ra hiện tượng "Mặt trăng máu" ngày 15/4 nhưng vào ngày 8/10 vừa qua, chúng ta được chiêm ngưỡng hiện tượng trăng máu lần thứ 2, cũng là lần trăng máu xuất hiện to nhất và lớn nhất trong năm. Đối với giới thiên văn học và những người yêu mặt trăng, đây quả là một chuỗi sự kiện đáng được săn đón.

Tờ The Daily Express dẫn lời Mục sư Hagee dẫn giải rằng cứ mỗi lần diễn ra tứ kỳ huyết nguyệt trong 500 năm qua, hiện tượng này lại trùng hợp với một thảm kịch nào đó của người Do Thái, hoặc là dịp lễ quan trọng.

Lời nguyền chết chóc?

Ngày nay, trăng máu hay nguyệt thực toàn phần luôn được mọi người háo hức mong chờ, tụ tập thành nhóm lớn hẹn nhau đi xem, nhưng trong quá khứ, không phải lúc nào hiện tượng này cũng được người ta trông đợi như vậy. Rất nhiều nền văn hóa cho rằng nguyệt thực là hiện tượng Mặt trăng bị… ăn mất, và đây là điềm báo cho hiểm nguy và hỗn loạn.

E. C. Krupp, giám đốc Đài quan sát Griffith ở Los Angeles, California cho hay: “Nhiều nền văn hóa cổ đại cho rằng thiên thực là dấu hiệu cho thấy quy luật bình thường của vạn vật đã bị đảo lộn. Những chuyện đáng lẽ không nên xảy ra thì lại xảy ra.”.

Người Inca cổ cho rằng nguyệt thực xảy ra là do Mặt trăng bị một con báo đốm tấn công.

Theo truyền thuyết của người Inca, họ không hề cho rằng thiên thực là hiện tượng gì tốt đẹp. Người Inca cổ cho rằng nguyệt thực xảy ra là do Mặt trăng bị một con báo đốm tấn công, và chính điều này đã khiến Mặt trăng có màu đỏ như máu mỗi lần nguyệt thực toàn phần.

Người Inca sợ rằng sau khi tấn công và “ăn” hết Mặt trăng, không còn nơi cư trú, những con báo đốm sẽ rơi xuống Trái đất và tiêu diệt loài người.

Còn với bộ lạc Luiseño ở nam California, nguyệt thực là dấu hiệu cho thấy Mặt trăng bị ốm, và người dân trong bộ lạc có nghĩa vụ đồng thanh hát hoặc cầu nguyện để giúp Mặt trăng khỏe lại.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Byrd, đây cũng không phải là lần tứ kỳ huyết nguyệt đầu tiên trong thế kỷ 21, với lần đầu rơi vào năm 2003 - 2004. Và cộng thêm đợt hiện tại 2014 - 2015, sẽ có đến 7 lần hiện tượng trên xuất hiện cho đến năm 2100.

Lần trăng máu vào năm 2003 - (Ảnh: denverpost.com)

Nếu dựa trên các số liệu và những gì đã diễn ra trong quá khứ, có vẻ như trái đất sẽ trải qua bốn lần trăng máu kỳ này một cách bình thường như những lần trước đó.

phununews.vn