KỲ QUẶC » Kỳ quặc 4 phương

Những tập tục ghê rợn nhất thế giới

Thứ năm, 17/11/2011 14:40

Phong tục là nét đặc trưng riêng về văn hóa của mỗi dân tộc trên thế giới, trở thành luật tục ăn sâu vào đời sống của nhân dân. Văn hóa phong tục giúp ta hiểu được tình cảm, tinh thần, quá khứ và hiện tại của dân tộc đó.

Tuy nhiên cũng có những tập tục mà khi nghe xong, nhiều người vẫn còn cảm thấy... rùng mình.

 

1. Bó chân tại Trung Quốc

Một trong những nét văn hóa độc đáo tiêu biểu của người Trung Quốc là tục bó chân. Nhưng đằng sau những chiếc giày bé tí xíu bằng lụa với nhiều màu sắc rực rỡ ấy lại ẩn chứa nỗi đau thể xác vô cùng lớn. Tục bó chân vẫn tồn tại ở Trung quốc cho đến tận thế kỉ 20. Mãi đến năm 1911 thì tập tục này mới được bãi bỏ hoàn toàn và được đông đảo dân chúng tách ra khỏi giá trị thẩm mỹ và đạo đức. 90% bé gái Trung Hoa ngày xưa, khoảng 5 hay 6 tuổi, đều phải đau khổ vì tục bó chân này. Sự tăng trưởng của đôi bàn chân đã phải ngưng lại để cho kích thước của chúng không vượt quá kích thước lý tưởng 7,5cm: đó là đôi gót sen vàng!

2. Tự ướp xác tại Nhật

Những tu sỹ đạo Phật ở Nhật Bản gọi đó là thuật Sokushinbutsu. Lúc bắt đầu tiến hành, người ta thực hiện chế độ ăn kiêng với hạt ngũ cốc và trái cây kết hợp với luyện tập thể chất rất cực nhọc. Loại bỏ chất béo của cơ thể là bước thứ nhất cần đạt được. Bước thứ hai liên quan đến những trận nôn oẹ, gây mất dịch cơ thể và nhiễm độc dần để chống lại sự tấn công của dòi bọ. Để thực hiện, người ta sử dụng vỏ cây canh-ki-na, rễ cây và một loại chè độc liên tục trong một nghìn ngày. Trong giai đoạn cuối, vị tu sỹ đi vào một lăng mộ đá, ngồi xếp hình đài sen và chờ đến ngày tận thế. Tu sỹ này đánh chuông hàng ngày để báo hiệu cho các đồng môn biết mình còn sống. Khi đến ngày không có tiếng chuông nữa, các nhà sư khác đến niêm phong lăng mộ và chờ 1.000 ngày sau mở ra để xác minh tình trạng xác ướp.

3. Tục lệ Sati ở Ấn Độ

Sati là tục vợ chết theo chồng bằng cách nhảy vào giàn hỏa táng đang thiêu xác chồng. Sati có thể là do người vợ tự nguyện, cũng có thể bị nhà chồng bắt ép làm theo tục lệ. Ban đầu hủ tục này xuất hiện trong tầng lớp chiến binh Rajput ở miền tây bắc ấn Độ. Dưới thời Anh cai trị, tục Sati bị đặt ra ngoài vòng pháp luậ Tuy điều này bị nghiêm cấm chính thức từ năm 1829 nhưng đến nay vẫn xuất hiện vài nơi.

4. Đấu kiếm, đấu súng

Khi bạn xúc phạm một ai đó trong xã hội phương Tây từ thế kỉ 11 đến thế kỷ 20 thì bạn sẽ phải tham gia một trận đấu kiếm hoặc đấu súng. Các trận đấu thường được diễn ra với mục đích để khôi phục lại danh dự của một con người, bằng cách chứng minh rằng họ sẵn sàng chết để bảo vệ danh dự của mình.

5. Tự mổ bụng moi ruột

Thường được gọi với tên "Harakiri" - một hình thức nghi lễ tự tử của Nhật Bản. Harakiri được thực hiện bởi binh lính xuất thân từ lớp Samurai như bằng chứng của lòng trung thành, danh dự võ sĩ đạo. Đó là hình thức đã được samurai tự nguyện sử dụng để được chết trong danh dự khi bị rơi vào tay kẻ thù, hoặc như một hình thức của hình phạt tử hình đối với những Samurai phạm tội nghiêm trọng. Họ tự dùng dao mổ bụng mình và chờ một giọt nước mắt rơi xuống thì sẽ bắt đầu moi ruột ra. Nếu ai la hét hoặc khóc thì người đó sẽ bị mang đi chặt đầu ngay lập tức.

6. Giết người tế thần

Từ lâu người ta đã tranh cãi liệu người Aztec và Maya có hủ tục giết người tế thần dã man như các cuốn sách lịch sử đã ghi hay không. Nay các nhà khảo cổ đã thu thập nhiều bằng chứng khẳng định sự thật ghê rợn này. Những bản ghi chép có hình minh hoạ của người da đỏ cùng với lời kể lại của người Tây Ban Nha đã miêu tả các hình thức tế người dã man. Các nạn nhân bị chặt đầu, moi tim, bắn tên, cào xé, ném đá, nghiền nát, phanh thây, xẻ thịt, lột da, chôn sống hoặc ném từ trên đỉnh đền. Trẻ em là nạn nhân chủ yếu bởi chúng được coi là trong sạch và thuần khiết. Tuy nhiên, đối với những người bị hiến tế thì đó là một niềm vinh dự.

7. Tĩnh thân ở Trung Quốc

Việc tiến hành cắt dương vật của nam giới để biến họ thành hoạn quan phục vụ trong cung cấm ở các triều đại phong kiến Trung Quốc đã có nguồn gốc từ rất lâu đời. Loại trừ những người bị khiếm khuyết khi sinh ra, đa phần hoạn quan đều phải qua những thủ thuật hết sức đau đớn gọi là tĩnh thân.Cách thức đầu tiên được gọi với tên: Cắt tận gốc. Có nghĩa là dùng dao sắc hoặc một vật dụng kim loại như kiếm hoặc rìu cắt đứt tận gốc dương vật của nam giới. Cách thức này được miêu tả như một hình thức vô cùng tàn bạo, vì những người sau khi sử dụng phương pháp này đều rất đau đớn, thậm chí có thể bị hôn mê kéo dài. Cách thứ hai mà người Trung Quốc sử dụng đó là chỉ cắt bỏ dịch hoàn bằng một con dao sắc. Cách thức này nhân đạo ở chỗ, sẽ không cắt hết toàn bộ cơ quan sinh dục của bệnh nhân, mặc dù vậy họ cũng sẽ không thể quan hệ tình dục và có con.

8. Cắt bỏ âm vật ở Senegal

Hủ tục cắt bỏ âm vật hay còn gọi là cắt bao quy đầu ở nữ được người dân “lục địa đen” nói chung và người dân Senegal nói riêng thực hiện từ hàng ngàn năm nay. Họ xem đây là một nghi thức truyền thống thể hiện tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái. Thông thường, 4 phụ nữ sẽ được giao trọng trách để giữ chặt tay, chân của các bé gái trong độ tuổi từ 5-7 để thực hiện nghi thức thiêng liêng này. Việc cắt bỏ âm vật sẽ được tiến hành trước bình minh, dưới một tán cây to, bên cạnh những chậu nước suối do chính mẹ các bé gái mang tới.Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới - WHO, hủ tục này hoàn toàn không có lợi cho sức khoẻ của các bé gái. Nó can thiệp đến những chức năng tự nhiên của cơ thể phụ nữ, loại bỏ và làm hư hại các tế bào sinh dục nữ khoẻ mạnh.

9. Hiến trinh cho trâu

Nền văn minh Ai Cập cũng đã tạo ra những phong tục, tập quán vô cùng độc đáo mà một trong số đó chính là tục hiến trinh cho trâu.  Những con trâu này sau khi được sinh ra sẽ được đưa đến cho các thầy tư tế nuôi nấng một cách vô cùng cẩn thận với chế độ chăm sóc, ăn uống đặc biệt. Khi những con trâu này được 4 tháng tuổi, chúng sẽ được đưa vào một ngôi miếu có tên là miếu Kim Ngưu. Con trâu này sẽ ở đây trong 40 ngày. Và trong thời gian đó, một lễ hiến trinh kì lạ sẽ xảy ra trong chính ngôi đền Kim Ngưu. Khi con trâu ở trong miếu Kim Ngưu sẽ không có một người đàn ông nào được phép đi vào trong miếu. Chỉ có những người con gái còn trinh tiết mới được phép vào trong miếu và để thực hiện lễ hiến tế trinh tiết cho vị thần đáng kính của họ. Những người con gái này sẽ khỏa thân, đi vào trong miếu và dâng hiến cho con trâu trinh tiết của mình. Lần lượt từng người con gái sẽ làm điều này với một niềm tin sâu sắc rằng họ đang thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm tôn giáo của mình. Bản thân các thiếu nữ Ai Cập cũng luôn coi tập tục hiến trinh này là một điều cao quý và thiêng liêng dành cho họ.

10. Đeo “của quý” của chồng trên cổ

Tại một số vùng đất xa xôi của  đất nước Tasmania vẫn còn giữ tập tục các quả phụ sẽ phải cắt “cậu nhỏ” của người chồng quá cố, đem phơi khô rồi đeo miết trên cổ như một lá bùa hộ mệnh, cho tới khi tìm được người đàn ông mới để kết hôn. Với chiếc vòng cổ đặc biệt này, quả phụ chỉ được phép nhìn ngắm mà thôi. Theo quan điểm của những người phụ nữ này, đó là chiếc bùa hộ mệnh và chỉ tháo ra khi tìmđược người đàn ông mới cho đời mình.

Người đưa tin
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới