6, Nam Phi: Chàng trai được yêu cầu người yêu cho xem… vòng 3
Tại Nam Phi có một bộ tộc người mang tên Brushman, quê hương của họ là là hoang mạc Kalahari hoang vắng, bạn có thể nhận ra họ ngay bởi những sự khác biệt từ hình dáng so với những người Nam Phi khác. Họ rất thấp, người Brushman trưởng thành chỉ cao tầm 1,2m. Ngày từ nhỏ, những đứa trẻ Brushman đã có nếp nhăn và mái tóc đen thưa thớt.
Ngoài ra, xương cột sống của người Brushmen cũng có phần dưới cong và nhô ra hẳn ro với người bình thường, chính vì vậy, chúng ta có cảm tưởng họ có “vòng 3” lớn hơn hẳn.
Ngoài ra, xương cột sống của người Brushmen cũng có phần dưới cong và nhô ra hẳn ro với người bình thường, chính vì vậy, chúng ta có cảm tưởng họ có “vòng 3” lớn hơn hẳn. Các chàng trai nơi đây cũng có một tiêu chí chọn vợ đặc biệt, họ chỉ lấy những cô gái có vòng 3 cực lớn. Thậm chí, trước khi cưới, chàng trai được phép yêu cầu người yêu cho xem… vòng 3 để chắc chắn mình đã không chọn nhầm người!
7, Ấn Độ: Phụ nữ sẽ không ra đường khi không đeo... khuyên mũi
Tại Ấn Độ, phụ nữ không đeo trang sức khi ra đường sẽ bị coi là biểu hiện của việc... mất lịch sự. Người Ấn Độ có màu da tối, chính vì vậy, họ rất thích đeo trang sức bằng vàng để gây ấn tượng. Đến với đất nước này, bạn có thể thấy một điều kỳ lạ rằng, những bé gái ăn xin bên đường, mặc dù quần áo rách rưới, tóc tai bù xù, nhưng lúc nào cũng đeo một chiếc khuyên mũi bằng... vàng!
Việc những người đàn ông Ấn Độ đeo trang sức cũng hết sức phổ biến, có những anh chàng trên tay đeo tới 3 chiếc nhẫn vàng thậm chí là nhẫn ngọc bản lớn. Khi gia đình có hôn lễ, trang sức vàng cũng được chọn làm của hồi môn cho các cô dâu, vừa là vật trang sức, lại vừa có ý nghĩa kinh tế.
Phụ nữ Ấn Độ cũng thường dùng các loại khuyên lớn nhỏ xuyên cánh mũi, hoặc đính nhẹ các hạt đá long lanh bên khe mũi để biểu thị tình trạng hôn nhân của mình. Phụ nữ đồng trinh thường chỉ đeo khuyên mũi khi ra ngoài. Còn những người phụ nữ có chồng sẽ đeo những chiếc khuyên có kích thước vừa phải, trang trí hài hòa, và khuyên mũi lúc này cũng trở thành vật bất ly thân của họ.
8, Ả Rập: Phụ nữ làm đẹp bằng... hoa
Phụ nữ Ả Rập trong ấn tượng của du khách nước ngoài thường gắn liền với chiếc áo dài trùm kín đầu và mạng che mặt, bạn chỉ có thể nhìn thấy đôi mắt đầy bí ẩn của họ. Bạn sẽ thắc mắc rằng, những người phụ nữ Ả Rập liệu có bao giờ trang điểm? Câu trả lời là, thực ra, những người phụ nữ Ả Rập rất yêu cái đẹp. Việc làm đẹp của họ thường gắn liền với một loài hoa tên phụng sơn (còn gọi hoa chỉ giáp).
Theo ghi chép, hoa phụng sơn đã được người Ả Rập trồng từ rất lâu đời. Họ dùng nước ép của loài cây này để tô vẽ lên móng tay, móng chân, đùi... với các họa tiết khác nhau. Mỗi cô gái sẽ tự tạo cho mình “phong cách trang điểm” riêng biệt từ loài cây này. Đặc biệt là vào ngày hôn nhân đại sự, nước ép hoa phụng sơn được cho là thứ không thể thiếu để cuộc hôn nhân viên mãn, vợ chồng hòa thuận tới đầu bạc răng long. Lễ động phòng của cô dâu chú rể còn được gọi là “Đêm hoa phụng sơn”.
Phụ nữ Ả Rập trong ấn tượng của du khách nước ngoài thường gắn liền với chiếc áo dài trùm kín đầu và mạng che mặt, bạn chỉ có thể nhìn thấy đôi mắt đầy bí ẩn của họ.
9, Nhật Bản: “Ngày của cha”, con gái cùng cha đi tắm
Tại Nhật Bản, “Ngày của cha” rất được coi trọng, thậm chí được chú ý ngang với những ngày lễ như lễ tình nhân… Không chỉ là ngày dành cho những lời nói yêu thương “Con yêu ba”, ngày của những bữa cơm gia đình đầm ấm, “Ngày của cha” còn là ngày giúp gắn kết tình cảm giữa cha và con gái bằng một phong tục “kì lạ”: cha và con gái sẽ tắm cùng nhau. Nhật Bản vốn là đất nước rất coi trọng tắm rửa, nên việc họ thể hiện tình cảm với nhau bằng cách tắm chung là lẽ rất đương nhiên, tuy nhiên với những người khách nước ngoài mà nói, có lẽ sẽ không khỏi “mắt chữ a mồm chữ o” khi nghe đến phong tục này!
10, Nhật Bản: Cô dâu càng đẹp, chú rể càng khổ
Lại là một phong tục nữa đến từ Nhật Bản, trước kia, ở Nhật Bản có một số vùng đất, những cô gái đẹp ở vùng này đều lấy đàn ông vùng khác, khiến trai làng ở đây chỉ biết… ôm hận đợi ngày báo thù…
Niigata-ken là một tỉnh nằm tại phía bắc của đảo Honshuu, Nhật Bản, nơi đây tuy không có danh lam thắng cảnh đặc biệt, nhưng cứ vào ngày 15 tháng 1 hằng năm, du khách lại kéo tới rất đông để chứng kiến một tập tục lạ lùng. Thì ra cách đây hơn 300 năm, mỗi khi những cô gái xinh đẹp của làng đi lấy chồng nơi khác, các chàng trai trong làng lại tập hợp nhau lại để… cướp dâu, dần dần hình thành phong tục kéo dài cho tới tận ngày nay.
Những người dân ở đây cho biết, hiện nay tình trạng cướp dâu không còn phổ biến nữa, người ta chỉ chọn ra một cặp vợ chồng tiểu biểu mỗi năm để thực hiện tập tục này. Cô dâu càng xinh đẹp, chú rể càng dễ bị cướp vợ. Theo tập tục, sau khi cô dâu lên kiệu hoa, trai làng đồng loạt xông lên cướp kiệu, những người xung quanh ra sức hò hét cổ vũ. Tất nhiên nỗ lực của một mình chú rể không thể lại được với đám trai làng đang vô cùng “máu chiến” kia. Sau khi cướp được kiệu, họ lại tiếp tục khiêng đến nơi có lớp tuyết phủ dày nhất rồi ném kiệu xuống đó, khi cô dâu lóp ngóp bò lên thì không khác nào “người tuyết”, lúc này chú rể mới hớt hải chạy tới, nhìn họ thật vừa buồn cười vừa tội nghiệp!