Bị cá mập tấn công
Vào ngày 31/10/2003 , sau khi đã lướt sóng với bạn bè, Bethany Hamilton khi ấy mới 13 tuổi nằm thư giãn trên tấm ván lướt. Cánh tay trái của cô bé thả dưới nước. Bất ngờ, một con cá mập hổ dài hơn 4,5m đã tấn công Bethany Hamilton. Con cá mập xé toạc cánh tay trái của cô. Hamilton mất gần 60% lượng máu trong cơ thể và phải 6 tháng sau, cô mới hồi phục.
Những tưởng vụ tại nạ khủng khiếp đó sẽ khiến Hamilton từ bỏ niềm đam mê lướt ván. Thế nhưng chỉ 3 tuần sau khi bình phục, Hamilton đã bắt đầu lướt ván trở lại và đạt được những thành tích đãng tự hào. Vào năm 2004, Hamilton được trao giải ESPY Award dành cho “Vận động viên trở lại hay nhất năm”. Hamilton xếp hạng nhất tại Giải vô địch Quốc gia NSSA (Hiệp hội Lướt sóng trung học toàn nước Mỹ) năm 2005 – mục tiêu mà cô từng cố đạt lấy từ trước khi bị mất cánh tay trái.
Kể từ năm 2008, Hamilton đã thi đấu toàn thời gian trong đợt thi sát hạch thế giới của ASP - Hiệp hội các vận động viên lướt ván chuyên nghiệp. Ở cuộc tranh tài đầu tiên với các nữ VĐV giỏi nhất thế giới, Bethany Hamilton về thứ 3.
Bị kẹt trong vách núi Vào một tối thứ sáu của tháng 4/2003, anh chàng 26 tuổi Aron Ralston lái xe tới Utah, dành kỳ nghỉ cuối tuần của mình để leo núi tại công viên quốc gia Canyonland có vẻ đẹp mê hồn. Sau một cú nhảy, Aron bị một hòn đá rơi vào tay khiến anh mắc kẹt trên một hẻm núi hẻo lánh, vắng vẻ. Trong suốt 5 ngày mắc kẹt, thức ăn và nước uống mà Aron mang theo đã bị cạn kiệt. Để cứu mạng sống của chính mình, Aron đã phải dùng một con dao nhỏ cắt cánh tay, giải thoát khỏi hòn đã và đi tìm sự cứu viện.
Tuy vậy, cũng giống như cô gái Hamilton, Aron Ralston không từ bỏ niềm đam mê leo núi của mình. Vào năm 2005, Ralston trở thành người đầu tiên trèo lên toàn bộ 53 đỉnh núi cao trên 4200m, độc hành vào mùa đông. Đó là kế hoạch này vốn được bắt đầu thực hiện từ trước vụ tai nạn. Năm 2008, anh leo lên lên ngọn núi Ojos del Salado ở Chi-lê và ngọn Monte Pissis ở Argentina. Aron cũng đã leo lên ngọn núi Denali và trượt ván từ đó xuống. Aron còn dẫn một đoàn thám hiểm cùng với những người bạn của mình trên sông Colorado xuyên qua Hẻm núi lớn (Grand Canyon), và cũng đã lên đỉnh Kilimanjaro ở Tanzania. Anh đang có dự định leo tiếp lên đỉnh Everest trong thời gian tới.
Cuộc đấu tranh sống còn của Aron Ralston khi bị kẹt trong vách núi đã là cảm hứng để đạo diễn Danny Boyle thực hiện bộ phim 127 Hours.
Ăn côn trùng và uống nước tiểu
"Nếu buộc phải uống nước tiểu của chính mình, tôi khuyên bạn nên để cho nó mát đã. Mùi vị của nó chẳng thú vị gì" - Ricky Megee hài hước đưa ra lời khuyên hài hước trên khi đã trả qua một cuộc đấu tranh sinh tồn khủng khiếp. Vào năm 2006m khi đang đi trên đường Port Hedland, thuộc bang Western Australia thì gặp một người đàn ông thổ dân xin đi nhờ. Ricky Megee đã đưa người này lên xe và điều cuối cugnf mà ông nhớ là "tự nhiên tôi cảm thấy choáng váng và không kiểm soát được nữa".
Sau đó, Ricky tỉnh dậy và thấy mình đang nằm úp trong một cái hố, xung quanh là bụi bẩn và đất đá. Ông đứng dậy đi và lạc vào một vùng đất hoang vắng. Ông đã phải ăn đỉa, thần lằn, côn trùng, ếch và rắn để sống. Ông cũng buộc phải uống nước tiểu của chính mình khi không thể tìm thấy vũng nước. Từ một người đàn ông nặng hơn 100kg, chỉ sau 10 tuần ông giảm xuống còn 47kg. Rất may sau đó Ricky đã được giải cứu.
Bị gấu tấn công "Tôi đã nghĩ là mình sắp chết" - Kootoo Shaw rùng mình khi nghĩ lại những gì đã qua. Kootoo Shaw gặp tai nạn khi đang dẫn đường cho một nhóm người đi săn ở Winsconsin. Khi đang ngủ trong lêu, ông bị một con gấu khổng lộ tấn công vào lúc 4h sáng. "Con gấu dùng bàn tay đầy móng vuốt của nó chẹn cổ tôi một lúc, tôi có thể nghe thấy tiếng thở của nó. Sau đso, nó bỏ tay ra và bắt đầu chồm lên người tôi 4, hay 5 lần" - Kootoo kể.
Rất may những người thợ săn khác đã nghe thấy tiếng kêu cứu của Kootoo và dùng súng hạ con gấu. Tuy vậy, Kootoo cũng phải chịu rất nhiều vết cào và vết cắn của con gấu. Khi được đưa tới viện, ông đã phải khâu gần 300 mũi.