Đó là hóa thạch của loài khủng long Changyuraptor vừa được tìm thấy và khai quật tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.
Loài này có đến bốn cánh nên giúp chúng kiểm soát bay cũng như hạ cánh ổn định, an toàn.
Qua hóa thạch, các nhà khoa học xác định Changyuraptor có chiều dài 1,2 m, nặng 4 kg. Đây được coi là loài khủng long lớn nhất so với họ hàng của chúng từng được phát hiện.
Hóa thạch vẫn trong tình trạng được bảo quản tốt bao gồm cả bộ lông khá đầy đủ che chở thân thể. Điểm đặc biệt là so với cơ thể thì loài này có lông đuôi dài bất thường.
Bốn cánh khủng long được hiểu là microraptorines vì lông của nó gắn liền với chân do đó xuất hiện bộ cánh thứ hai.
Việc lông phát triển tốt không chỉ trên đôi cánh thực thụ mà còn cả trên đôi chân nên thoạt đầu các nhà khoa học tự hỏi liệu chúng có thể bay?
Theo thông tin từ Daily Mail, tiến sĩ Alan Turner thuộc đại học Stony Brook (New York, Mỹ), một trong những tác giả của nhiều nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications cho biết: “Nhiều đặc điểm sinh học của loài này có phần nào gần gũi với sự tiến hóa của loài chim hiện nay, bao gồm cấu trúc xương rỗng, lông, cách làm tổ và khả năng bay.”
Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh thêm rằng: “Thời hoàng kim của khủng long có nhiều loài biết bay, thậm chí cơ thể chúng như một chiếc máy bay nhỏ.”
Việc phát hiện ra Changyuraptor làm mờ ranh giới giữa khủng long và loài chim xa xưa, thậm chí là những loài chim rất sớm như Archaeopteryx.