Để phát triển sự nghiệp diễn xuất của mình, cô Elizabeth Starr đã chấp nhận trải qua ca phẫu thuật nâng ngực 15 năm để có được vòng ngực quyến rũ. Nhưng chính quyết định vội vã này đã khiến cô phải hối hận vì bộ ngực của cô ngày một phù nề, căng phồng lên như hai quả bóng trước ngực.
Cô Elizabeth, 43 tuổi, sống tại thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ là nữ diễn viên làm việc trong ngành công nghiệp phim người lớn. Trước kia, cô Elizabeth đã có vòng ngực size 38F. Sau đó vào năm 1999, cô quyết định thực hiện ca phẫu thuật nâng ngực sợi polyester với mong muốn sở hữu bộ ngực lớn hơn, quyến rũ hơn để phát triển sự nghiệp diễn xuất của mình.
Nữ diễn viên cứ hy vọng ca cấy ghép các sợi nhân tạo tổng hợp trị giá 4.900 USD (khoảng 103 triệu đồng) này sẽ giúp sản sinh ra các dịch và tăng kích thước của bầu ngực lên như ý muốn. Nhưng chỉ sau vài ngày, cô Elizabeth bắt đầu phải đối mặt với những biến chứng như sưng tấy ngực, cơ thể mệt mỏi và dễ ngã.
Mặc dù bác sĩ phẫu thuật đã cắt bỏ một vài mô ngực bị nhiễm trùng đi cho cô Elizabeth nhưng cơn đau vẫn không thuyên giảm. Cuối cùng, người phụ nữ đành phải chấp nhận tháo bỏ bộ phận cấy ghép ra. Tuy nhiên, bên ngực trái vẫn không thể tháo bỏ được do các sợi nhân tạo đã bị ấn sâu và vướng chặt vào các mô ngực.
Tổng cộng trong vòng gần 15 năm, cô Elizabeth đã trải qua 63 ca phẫu thuật chỉnh sửa, trùng tu với tổng chi phí lên tới 330.000 USD (khoảng 6,95 tỷ đồng).
Hiện tại, mặc dù hầu hết các sợi nhân tạo bên ngực phải đã được tháo bỏ nhưng cô vẫn lo sợ những sợi còn sót lại vẫn phát triển ít nhiều. Bác sĩ Alexander Sinclair, chuyên gia phẫu thuật và tái tạo thẩm mỹ, người trực tiếp điều trị cho cô Elizabeth 8 năm nay cho biết, trong những ca nâng ngực bằng sợi polyester mà ông từng gặp thì trường hợp của cô Elizabeth là vô cùng hy hữu. Bên cạnh việc sở hữu bộ ngực biến dạng quá lớn, cô Elizabeth còn có thể phải đối mặt với mối hiểm họa của căn bệnh ung thư ngực.
Được biết, nâng ngực bằng sợi polyester là một trong những biện pháp nâng ngực được phát triển bởi bác sĩ Gerald W. Johnson. Nhưng do nhiều biến chứng để lại của nó mà biện pháp này đã bị cấm tại châu Âu và Mỹ trong những năm gần đây.