Tại một bản vùng núi xa xôi ở huyện Bàn An, thành phố Kim Hoa thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, người dân vẫn duy trì tập tục cầu mùa truyền thống được mang tên "luyện lửa".
Lễ hội trên mới đây được tổ chức vào tối 20/11 tại thôn Song Phong của huyện Bàn An. Người dân trong thôn đã trải hàng trăm sọt than cháy đỏ rực trên mặt đất phẳng có diện tích 10m. 9 người đàn ông khỏe mạnh mình trần và đi chân đất, tay cầm cây xẻng dài và nhỏ, liên tiếp cời vào đống than hoặc hớt gọn thành đống. Sau đó, họ chạy nhảy tự do lên những viên than đỏ lửa trong sự chứng kiến của đông đảo người dân trong thôn cũng như du khách ghé thăm.
Được biết, tập tục "luyện lửa" của người dân nơi đây nhằm để trừ tà, cầu phúc và để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Có thể thấy tập tục này có nét tương đồng với lễ hội "nhảy lửa" của tộc người Pà Thẻn ở tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang của Việt Nam.
Theo quan niệm của của người Pà Thẻn, tổ chức lễ nhảy lửa lúc này nhằm tạ ơn trời đất, thần linh đã cho một mùa vụ tươi tốt và cũng cầu chúc cho một vụ mùa năm sau, đống lửa sẽ mang lại sự ấm áp, xua đi cái khắc nghiệt của mùa đông đang tới.
Các trai bản khỏe mạnh trong bảng sau khi được thầy mo cúng xin thầy linh sẽ lần lượt nhảy vào đống than lửa chảy rực, họ vừa nhẩy vừa đưa tay bới tung than hồng,cầm những thanh gỗ còn đang cháy rừng rực ném ra xung quanh. Thậm chí những ai được “thần linh” nhập vào nhiều có thể nằm dài trên đống than hồng,và có thể bốc lên một viên than cho vào miệng nhai mà không để lại một thương tích nào.
Cứ hai mươi phút lại có một đợt nhảy, vũ điệu nhảy lửa càng về sau càng sôi động.Khi lửa đã tàn, than đã nguội, ông thầy cúng lại làm lễ để tiễn “thần lửa” và các “thần linh” về chốn cũ. Cả thầy cúng và những người tham gia nhảy lửa lại trở về trạng thái bình thường.
Người Pà Thẻn coi lễ hội nhảy lửa như một trò chơi và trò chơi này chỉ dành cho con trai. Bởi theo quan niệm của họ, nếu con gái tham gia nhảy lửa thì sẽ nhảy suốt 7 ngày, 7 đêm mà không dừng lại được.
Một số hình ảnh trong lễ hội độc đáo này: