KỲ QUẶC » Kỳ quặc 4 phương

Phong tục 1 vợ lấy 3 chồng ở Tây Ban Nha

Thứ sáu, 13/01/2012 09:55

Tục lệ lấy nhiều chồng này phải kể đến một hòn đảo nhỏ thuộc nhà nước Tây Ban Nha, đảo nhỏ ấy có tên là Canary, đồng thời chữ Canary còn có nghĩa là “Chim Hoàng Yến”, đây cũng là nơi sinh sống của loài chim đáng yêu và có tiếng hót thanh tao này.

Kỳ lạ hôn nhân 1 vợ 3 chồng, sống chung thủy bên nhau

Bộ tộc với phong tục kỳ lạ 1 vợ 3 chồng. (Ảnh minh họa)

Hôn nhân một vợ một chồng là cụm từ mà chúng ta thường hay nghe nói đến trong thời hiện đại chứ ngày xưa dưới thời phong kiến. Nhưng có thể nói, hiếm gia đình nào chỉ có duy nhất một cặp vợ chồng sống chung thủy từ năm này sang năm khác và thậm chí cả đến lúc quy tiên.

Từ trước tới nay, chúng ta toàn nghe nói đến chuyện “đàn ông 5 thê 7 thiếp” chứ chưa bao giờ nghe nói đến tại một nơi trên hành tinh chúng ta đang tồn tại một phong tục rất kỳ lạ cho phép người phụ nữ có thể lấy trung bình là 3 người chồng cùng lúc hoặc nếu “đủ sức” có thể lấy thêm một ông chồng thành 4 ông cũng chẳng sao.

Tục lệ lấy nhiều chồng này phải kể đến một hòn đảo nhỏ thuộc nhà nước Tây Ban Nha, đảo nhỏ ấy có tên là Canary, Canary còn có nghĩa là “Chim Hoàng Yến”, đây cũng là nơi sinh sống của loài chim đáng yêu và có tiếng hót thanh tao này.

Đàn bà con gái trên hòn đảo Canary từ đời này sang đời khác đều có quyền tìm kiếm đức lang quân mà mình ghé “mắt xanh” đến, và mặc dù một bà vợ mà có đến 3 ông chồng nhưng trong cái gia đình ấy không hề có sự xào xáo, ghen tị, mất đoàn kết nội bộ, ngược lại bằng ấy con người sống dưới mái nhà lại luôn tỏ ra thân thiết, thương yêu và đùm bọc lẫn nhau.

Đàn ông không có việc đánh đập, ngược đãi vợ mà trái lại mắng chửi hay chia việc cho chồng làm là việc tiên quyết mà các bà vợ ở Galixia đảm đương. Ngoài người vợ ra, 3 ông chồng đều có bổn phận khác nhau, vai vế và công việc của ai thì người đó làm, không hề có tiếng cự nự, tranh cãi, háo thắng, hơn thua với nhau. Độc đáo cách phân công vai vế trong nhà   Trong xã hội người Galixia, đàn bà đóng vai trò là chủ gia đình, hay nói cách khác nó là một hình thái chế độ xã hội mẫu hệ. Ngay khi đặt chân đến ngưỡng cửa nhà vợ, các ông chồng sớm biết rằng, cuộc đời thong dong của mình đã chấm dứt, công việc hiện tại và sắp tới là phải hoàn thành tấm gương người chồng mẫu mực trước vợ và tuyệt đối không được kêu ca khổ sở trước mặt và các thành viên trong gia đình nhà vợ.

Người chồng đầu tiên trong nhà được người Galixia gọi bằng cái tên là “vua trong nhà”, so với các thành viên trong nhà thì ông này được cả vợ và các ông chồng khác nể trọng, tuyệt nhiên không có điều báng xéo hay chê trách gì cả.

Trong công việc gia đình, “vua trong nhà” không phải làm gì cả, mà chỉ xem đường phố và gia đình hàng xóm là chỗ đến của mình, suốt ngày anh ta rong chơi, chẳng hề đếm xỉa gì tới sự mong ngóng của vợ con, đã vậy được phép say sưa rượu chè, ca hát, bù khú với bạn bè.

Điểm đặc biệt, “vua trong nhà” muốn đi đâu thì đi chẳng cần phải hỏi ý kiến vợ, đi đâu đó tới trưa thì vác xác về nhà, nào ăn nào uống no say xong đâu đó thì lăn ra ngủ như chết. Hoặc nếu quá chén thì có thể ngủ đến tối. Hoặc đi chơi mê mải với bạn bè đến độ quên cả lối về.

Sung sướng và nhàn tản có đủ, nhưng nếu “vua trong nhà” không đảm đương tốt công việc tề gia cùng vợ quán xuyến tốt việc nhà thì bà vợ có quyền “cách chức” chồng và “nâng cấp” hai ông chồng còn lại lên làm “vua trong nhà” thay cho ông chồng cả.   Trái ngược với vẻ sung sướng của ông chồng cả “vua trong nhà”, người chồng thứ hai thì… đúng là đầy tớ! Cái gì anh cũng phải làm, từ cày ruộng, bổ củi, lau nhà, xây nhà, thậm chí đến các công việc bếp núc, anh chồng hai cũng buộc phải hoàn thiện rốt ráo: từ đi chợ, nấu cơm, giặt giũ quần áo.

Chưa hết, người chồng thứ hai không chỉ đảm đương “nội trợ” mà còn phải nai lưng đi làm kiếm tiền để không những nuôi sống bản thân và bà vợ mà còn “chăm sóc” cho 2 ông chồng to xác khác.

Nếu bà vợ thuộc dạng người mắn đẻ thì sau khi vợ sinh con xong, người chồng hai còn phải nuôi luôn những đứa trẻ, dù trong số đó có cả những đứa trẻ là con của ông chồng cả và ông chồng thứ ba. Cho nên, hai ông kia càng “sung mãn” thì ông chồng thứ hai càng nặng gánh việc nhà, các ông cứ tì tì tặng con cho vợ, còn ông thứ hai thì cứ giơ vai ra mà gánh vác.

Hoàn toàn khác với 2 ông chồng cả và chồng hai, ông chồng thứ 3 là… người có số nhàn! Cũng giống như ông chồng cả, ông thứ ba khá nhàn tản, cũng đi rong chơi, đàn đúm, ăn uống thoả thuê, nhưng thay vì ông chồng cả phải đảm đương tốt việc “tề gia” thì ông này không phải gánh trọng trách nặng nề đó.

Anh cũng không phải thức khuya dậy sớm, đầu tắt mặt tối làm lụng nuôi con cái và gia đình như người chồng thứ hai, mà nhiệm vụ chính của anh là “đồ trang sức đắt giá” của vợ, anh không phải làm những công việc lặt vặt trong nhà, mà có nhiệm vụ đưa vợ đi mua sắm, dẫn vợ đi du lịch, ngoạn cảnh, thăm thú khắp nơi và tận tình hướng dẫn cho vợ mọi thứ trong lúc đi ra ngoài đường, do đó dù không phải “tề gia”, không phải làm “đầy tớ” nhưng với vai trò hướng đạo cẩn thận, là người đại diện về quan hệ ngoại giao trong gia đình do đó vai trò của người chồng thứ ba cũng tỏ ra không kém phần quan trọng so với hai ông chồng còn lại.   Cuộc sống chốn phòng the Từ xưa tới nay, quần đảo Canary có số lượng nam giới nhiều hơn nữ giới do đó có lẽ nhằm làm cân bằng cuộc sống khi “dương thịnh âm suy”, chế độ hôn nhân một vợ nhiều chồng đã được hình thành và nó mặc nhiên tồn tại từ đời này sang đời khác.

Trong xã hội độc đáo của người Galixia, những đứa con cái cùng mẹ khác cha đều thuộc về người mẹ, người cha chẳng có quyền điều khiển con cái, việc dạy dỗ con cái hoàn toàn do một tay người vợ, người mẹ hoặc người bà đảm trách.

Đàn bà trở thành những người đóng vai trò là rường cột gia đình, họ nắm hết ruộng vườn, đất đai, công cụ sản xuất… và là người duy nhất được quyền thừa kế tài sản trong gia đình.

Chưa hết, khi người vợ trở dạ sinh đẻ, các ông chồng phải thay phiên nhau quán xuyến việc nhà, phụ nấu cơm, nấu nước nóng cho vợ tắm, từ lúc vợ mang thai đến lúc sinh nở thành công trong suốt hàng tháng trời, các ông chồng luôn luôn bận bịu tay chân, nào là xoa bóp tay chân và lưng cho vợ, ông thì đọc sách cho vợ nghe, ông lại nghĩ ra cách nấu nướng món ăn nào đó lạ miệng và bồi bổ thể chất cho vợ, nói chung là cả gia đình hoạt động như một cỗ máy hết sức đều đặn và nhịp nhàng.

Ông chồng thứ hai phải cất lấy rượu nho loại ngon nhất để dành cho vợ uống, công đoạn chưng cất rượu vang xem ra vô cùng nặng nhọc và vất vả song ông chồng luôn tỏ sự vui sướng khi nhìn thấy vợ uống từng ly vang nhỏ ngon tuyệt trong khi bản thân anh thì ứa nước dãi vì thèm thuồng. Trong thời gian vợ sinh nở, các đấng lang quân suốt ngày ru rú trong nhà, nếu bạn bè đến nhà, hú hét ầm ĩ ngoài cửa, các anh cũng không dám rời khỏi nhà một khi vợ mình chưa cho phép.

Ngoài người chồng cả và chồng thứ ba, với người chồng thứ hai thì hoạ hoằn lắm mới được vợ cho phép đi chơi đến những nơi đông người tụ tập, song một khi đặt chân đến những nơi đó anh thường có bộ dạng nếu nhìn sơ qua sẽ thấy rất hoạt kê như bẽn lẽn, xấu hổ… như con gái mới lớn, những thứ đồ ngoài đường cho dù người ta nhìn riết rồi quen nhưng với anh thì chúng rất lạ lẫm.

Nếu khi đi cùng với vợ ra ngoài đường, gặp người lạ hỏi chuyện gì đó, người chồng thứ hai sẽ có thái độ ấp úng, mất tự nhiên, và hay nhìn sang vợ cầu cứu giống như cảnh đứa trẻ mong đợi người lớn giải quyết giúp chuyện gì đó. Trong khi nhiều dân tộc quan niệm rằng “sinh thằng cu tí” là điềm may mắn thì với người dân Galixia trên hòn đảo Canary này, sinh con trai là dấu hiệu báo điềm bất hạnh cho tương lai của nó. Vì con trai không ai chắc chắn rằng nó sẽ trở thành ông chồng cả hay chồng hai trong tương lai, lỡ mà vô phúc vào vai ông chồng hai thì ôi thôi hẳn nó sẽ rất thiệt thòi mọi chuyện.

Vì thế thay vì đặt quyết tâm làm cách nào cũng phải sòn ra được thằng cu tí thì dân Galixia lại hạ quyết tâm làm thế nào cũng phải sinh ra được “cái hĩm” mới nở mày nở mặt với bà con xóm giềng. Sinh con gái là để cân bằng dân số chứ không phải là ghét bỏ gì nó.

Khi những em bé gái đến tuổi lấy chồng, người mẹ các em sẽ cho con mình một miếng đất hoặc một ít tài sản làm vốn, riêng mấy người anh trai thì chỉ biết khóc chứ chẳng có chút vốn liếng gì lận lưng. Cuộc sống phòng the của người dân Galixia cũng đi theo bài bản hẳn hoi chứ không vồ vập. Trong vòng một tuần, các ông thay phiền nhau “lâm trận” với vợ và xoay đều theo tháng. Ông nào giúp vợ sinh được con gái thì ông ấy sẽ nhận được nhiều ưu ái từ vợ hơn các ông khác.

Cuộc sống “phòng the” trong gia đình của người Galixia nhìn chung tương đối thoải mái, có lẽ vì thế mà người dân nơi đây sống khá thanh bình, chan hoà bên nhau, mỗi gia đình là một tế bào tạo nên một cộng đồng dân cư tương đối cởi mở và văn minh.

Phunutoday