Đánh gối nước
Ở “đất nước vạn đảo” xinh đẹp Indonesia, cứ vào trước những vụ mùa hay lễ hội, người dân địa phương lại cùng nhau tụ tập gần bờ biển hoặc ao, hồ để chơi môn thể thao “đánh gối nước” đầy hấp dẫn. Không như trò đánh gối thông thường, đánh gối nước đòi hỏi sức khỏe, sự dẻo dai phi thường của người chơi.
Một thân cây tròn, được mài dũa sao cho vừa trơn, vừa bóng sẽ được dựng lên cách mặt nước khoảng 1-2 mét. Từng cặp “vận động viên” sẽ được mời lên tham dự. Họ chỉ được dùng chân quắp lấy thân cây, một tay chống sau lưng để giữ thăng bằng và đánh vào... mặt đối phương. Người đàn ông nào trụ lại cuối cùng sẽ trở thành người thắng cuộc.
Thi nhảy sào... vượt sông
Trò chơi có tên địa phương là “Fiierljeppen” đã và đang được các bạn trẻ tại Hà Lan vô cùng ưa thích, bởi độ khó cũng như tính thử thách ý chí con người có trong đó.
Một cây sào được chuẩn bị dài từ 8 – 13 mét, tương đương với bề mặt con sông mà ban tổ chức “thách đố” người chơi. Những người tham gia sẽ chạy nước rút, lao lên cây sào được đặt ở trước bờ sông rồi phải nhanh chóng leo lên đỉnh và dùng sức nặng cơ thể để đu sang bãi cát đã được chuẩn bị sẵn ở bờ bên kia. Tất nhiên, những ai chậm hoặc không đủ sức leo lên đến đỉnh thì sẽ bị rơi xuống dòng nước.
Đá bóng lửa
Đây là một môn thể thao khá giống với những bộ phim hài về bóng đá khi mà các cầu thủ trên sân thi nhau sút bóng vào lưới đối phương. Chỉ có điều, đó là những quả bóng lửa và đang... cháy ngùn ngụt. Hãy đến với Indonesia, bạn sẽ biết “đá bóng lửa” là như thế nào.
Sút ống đồng
Môn thể thao nghe qua có vẻ rất “phi thể thao” này thực ra đã tồn tại ở nhiều nước châu Âu từ rất lâu. Người tham gia yêu cầu phải bọc ống đồng của mình bằng rơm, rạ sao cho đủ độ dày để dùng ống đồng của mình “sút” vào ống đồng của đối phương.
Và đương nhiên, ai không chịu được đau thì sẽ phải “tự giác” rời sàn đấu. Người vô địch chính là người chịu đau đớn giỏi nhất trong mùa giải đó.
Giải vô địch cõng ngược vợ qua sông
Thật đúng khi dùng từ “cõng ngược”. Các cặp vợ chồng khi tham gia giải đấu này buộc phải chấp hành đúng điều lệ: người chồng sẽ phải giữ chân vợ, dốc ngược và cõng vợ băng qua sông. Cuộc thi thường được tổ chức ở Phần Lan