Lần này do vị trí mặt trăng so với trái đất gần hơn lần trước (19-3-2011) đến 1513 km, nên nhìn mặt trăng sẽ to hơn 15% và trăng sáng hơn bình thường đến 20%.
Hiện tượng chưa đầy 1 tháng xuất hiện 2 lần siêu mặt trăng được cho là hiếm thấy. Cư dân mạng từng thống kê, mỗi khi có hiện tượng siêu mặt trăng xuất hiện, trước đó hay sau đó sẽ có đại họa xảy ra.
Như năm 1955, 1974, 1992, 2005 và 2011 đều có hiện tượng siêu mặt trăng xuất hiện và những năm đó đều có thiên tai như núi lửa, động đất, sóng thần…
Hiện tượng siêu mặt trăng ngày 19-3 tại Cáp Nhĩ Tân – Trung Quốc
Cụ thể là mùa Noel năm 1974, thành phố Darwin (Úc) bị cơn lốc đánh tàn, trở nên hoang tàn, tiêu điều. Năm 2005, sóng thần ở Indonesia khiến hơn hàng trăm ngàn người chết. Năm 2011 thế giới lại một lần chứng kiến sóng thần, động đất liên tiếp ở Nhật, Miến Điện, Vân Nam Trung Quốc…
Theo ông Lý Đức Phạm, viện trưởng viện thiên văn tỉnh Hà Nam, Trung Quốc và nhà khoa học Pete Wheeler thuộc Trung tâm nghiên cứu thiên văn và sóng quốc tế International Centre for Radio Astronomy, hiện tượng siêu mặt trăng tuy là sẽ sinh ra lực hấp dẫn với trái đất, gây nên hiện tượng thủy triều, nhưng không có liên quan đến hiện tượng núi lửa, động đất hay sóng thần.
Siêu mặt trăng 19-3 ở Đức...
... và ở Anh
Trái với kết luận trên, Nhóm nhà khoa học gồm Viện nghiên cứu khoa học địa chất và phòng chống thiên tai của Nhật và các Giáo sư của trường Đại học California của Mỹ đã có kết luận rằng:
Lực hấp dẫn của mặt trăng khi trăng tròn nhất là có liên quan đến thủy triều lên xuống, sẽ gây tác động đến vỏ trái đất, đến khi tích tụ 1 lượng năng lượng nhất định, rất nhiều khả năng, chính lực hấp dẫn của mặt trăng chính là nguyên nhân gây nên lực tác động đến các mảng của vỏ trái đất, dẫn đến động đất.
Khi thủy triều lên xuống rất lớn, độ cao của thủy triều đạt đến khả năng 2-3 mét, thì có ¾ khả năng sẽ xảy ra động đất. Bài phát biểu trên được đăng trên tạp chí Khoa Học nổi tiếng của Mỹ.
GS. Tanaka của Viện nghiên cứu khoa học địa chất và phòng chống thiên tai của Nhật còn đưa ra số liệu thống kê, từ năm 1977 đến năm 2000, khảo sát 2207 lần những nơi xảy ra động đất trên 5,5 Richter trên toàn cầu, ghi chép lại địa điểm, thời gian xảy ra động đất, ông cho biết, lực hút của mặt trăng, lượng thủy triều, lực tác động lên vết gãy khúc của vỏ đất, đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, họ cho rằng con người hiểu biết về mặt trăng còn quá ít, nhiều vấn đề còn phải nghiên cứu thêm.
Về hiện tượng Siêu mặt trăng xuất hiện sẽ gây đại họa xuất phát từ chiêm tinh gia người Mỹ Richard Nolle, sau khi ông này dự đoán ngày 19-3-2011sẽ có hiện tượng siêu mặt trăng, lúc đó sẽ gây tai họa lớn.
Và thật trùng hợp ngày 11-3-2011 xảy ra động đất 9.0 richter ở Nhật Bản, và theo sau đó là sóng thần khiến cho lời tiên tri của ông Richard trở nên linh nghiệm và nhiều người tin theo.
Thảm họa 11-3 tàn phá Nhật Bản vô cùng nặng nề
Tuy các nhà khoa học có 2 ý kiến trái ngược nhau, nhưng đa số đều cho rằng hiện tượng siêu mặt trăng chỉ là 1 hiện tượng thiên văn bình thường, sẽ chỉ có ảnh hưởng đến thủy triều lên xuống, không có tác động lớn đến con người. Mọi người không nên quá lo lắng.
Các nhà khoa học cũng cho biết hiện tượng siêu mặt trăng sắp tới xảy ra vào ngày 17-4, bắt đầu từ 18 giờ37, kết thúc vào lúc 5 giờ 22 sáng ngày hôm sau.
Giờ xem hiện tượng siêu mặt trăng tốt nhất cho lần này là 0giờ20 ngày 18-4 (tức 23 giờ 20 ngày 17-4). Lúc đó mặt trăng sẽ gần trái đất nhất, và từ trái đất sẽ thấy được mặt trăng sáng nhất và to nhất.
Trong những năm tới, siêu mặt trăng sẽ xuất hiện trong những ngày sau: 14-11-2016, 2-1-2018, 21-1-2023, 25-11-2034 và 13-1-2036.