1. Phẫu thuật cắt bỏ xương sườn
Một số người không có eo thon không phải bởi họ béo, thừa mỡ mà là bởi cấu trúc xương. Phẫu thuật cắt bỏ xương sườn là hình thức phẫu thuật can thiệp vào cấu trúc khung xương, giúp bạn có được vòng 2 cực kỳ nhỏ nhắn.
Người ta thường rút bỏ xương sườn thứ 11 và 12 để tạo một khoảng trống, định hình vòng 2 siêu bé. Khi xương sườn số 11 và 12 bị mất đi thì có nghĩa rằng cơ quan nội tạng của bạn chỉ được bảo vệ từ phía sau còn phía trước gần như… trống trơn.
Đôi khi xương sườn số 10 cũng bị loại bỏ. Tuy nhiên cách này vô cùng nguy hiểm và được các bác sĩ thẩm mỹ khuyến cáo là không nên thực hiện bởi xương số 10 bao bọc cơ quan nội tạng cả trước lẫn sau.
Trong khi đó, xương số 10 bao bọc cả trước lẫn sau nên nếu không thực sự cần thiết, các bác sĩ thẩm mỹ thường khuyên bệnh nhân không nên làm vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cơ thể và sức khỏe.
Loại bỏ xương sườn là một ca phẫu thuật khó. Thông thường người bệnh sẽ bị gây mê hoàn toàn. Họ sẽ mất tối thiểu 6 tháng gần như bất động để phục hồi. Và sau đó, di chứng để lại là một vết sẹo dài phía sau lưng.
Một ca sĩ người Mexico có tên Thalia đã khiến cộng đồng mạng xôn xao khi đăng ảnh chụp một chiếc bình đựng xương sườn và tiết lộ đây là xương của cô. Điều đáng nói là trước kia cô nàng từng bị đồn thổi từng phẫu thuật loại bỏ xương sườn để có được thân hình đồng hồ cát.
Vùng eo thắt nhỏ của bê sống Valeria Lukyanova hay Lolita Richie là một sản phẩm của hình thức dao kéo đáng sợ này.
2. Phẫu thuật gọt hàm
Phẫu thuật gọt xương hàm là hình thức phẫu thuật rất được ưa chuộng ở nhiều nước châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc. Đây là ca phẫu thuật rất nguy hiểm, khó và dễ để lại biến chứng.
Gọt mặt là các bác sĩ sẽ bóc tách lớp cơ gắn với xương. Sau đó, họ sẽ trực tiếp can thiệp vào xương bằng máy mài chuyên dụng. Có hai hình thức gọt mặt là gọt trong và gọt bên ngoài. Gọt bên trong khó phát hiện dấu tích phẫu thuật thẩm mỹ hơn nhưng phức tạp và dễ để lại biến chứng hơn.
Một ca phẫu thuật gọt hàm ở Trung Quốc dao động từ 150 – 200 triệu đồng. Có không ít những khuôn mặt biến dạng bởi phẫu thuật chỉnh sửa xương hàm. Sau khi phẫu thuật xong, gương mặt của họ sẽ bị sưng phồng trong nhiều ngày và rất dễ xảy ra hiện tượng xuất huyết, tụ máu…. Thậm chí có nhiều trường hợp còn bị tử vong do phẫu thuật gọt hàm.
3. Phẫu thuật cắt sửa bàn chân
Tưởng chừng việc phẫu thuật này chỉ có trong truyện Cô bé Lọ Lem nhưng thực ra là nó có thật ở ngoài đời. Nhiều người có đôi chân thô kệch, không thanh mảnh hoặc nổi gân xấu xí đã tìm đến những phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ để chỉnh sửa nó.
Phẫu thuật thẩm mỹ làm đẹp cho đôi chân không chỉ đơn giản là tiêm mỡ để đôi chân nuột nà, mềm mại mà còn có cả… cắt ngắn ngón chân để đi cho vừa với giày.