LÀM ĐẸP » Làm đẹp+

Bôi kem chống nắng vào mùa hè là rất cần thiết, nhưng bạn phải cẩn trọng khi dùng 4 loại dưới đây

Thứ bảy, 10/06/2023 09:58

Việc bôi kem chống nắng là một trong những giải pháp hàng đầu giúp bảo vệ da vào mùa hè. Bôi kem chống nắng không chỉ giúp da tránh các tác hại tức thời, chẳng hạn như cháy nắng, mà còn ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe lâu dài.

Thế nhưng, có một số loại mà bạn nên cẩn trọng trước khi sử dụng bởi hiệu quả chống nắng không cao mà lạm dụng có thể gây hại cho làn da.

Kem chống nắng có chỉ số SPF dưới 50

Nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF trên 50, đây là chỉ số đo lường khả năng chống tia UV trong kem chống nắng. SPF được tính theo số giờ và tỷ lệ phần trăm khi sử dụng kem chống nắng.

Những loại kem có chỉ số SPF>50 sẽ giúp bảo vệ da hiệu quả khi sử dụng hàng ngày. Ngược lại những loại kem chống nắng có chỉ số SPF dưới 50 không thể bảo vệ da.

Nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF trên 50.

Có chứa cồn

Cồn là thành phần trong kem chống nắng giúp kem bay hơi, nhanh khô nhưng có thể làm cay mắt, gây khó chịu, không nên sử dụng cho những vùng da gần mắt. Trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều dòng kem chống nắng không chứa cồn chất lượng, giúp bảo vệ da mà không gây cay mắt, khó chịu mà bạn có thể lựa chọn.

Dưỡng ẩm chống nắng

Nếu như sử dụng một lượng kem dưỡng ẩm đủ thì lại không đủ để chống nắng. Nếu bôi đủ lượng kem chống nắng thì lớp kem bạn bôi lên da sẽ cực dày gây bí bách làn da và khiến da dễ nổi mụnvà thậm chí là bị kích ứng da. Các chuyên gia khuyên bạn hãy mua kem dưỡng ẩm riêng và kem chống nắng riêng. Nếu muốn mua các sản phẩm 2 trong 1 thì nên chọn sự kết hợp giữa kem nền và kem chống nắng hay cushion (phấn nước) có khả năng chống nắng.

Không chứa "broad spectrum"

Kem chống nắng có ghi "broad spectrum" tức là những loại kem chống nắng phổ rộng. Loại kem này có khả năng chống lại tác hại của cả tia UVA và tia UVB.

Nếu chọn loại kem không có phổ rộng thì chúng chỉ có thể chống lại tác hại của 1 trong 2 loại tia UV trên.

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới