Công dụng của sáp ong
Sáp ong từ lâu vốn là một nguyên liệu được ứng dụng nhiều trong ngành mỹ phẩm như: kem bôi da, kem dưỡng ẩm, mặt nạ, son môi, dầu xả, xà phòng, kem chống nắng... Ngoài tính dưỡng ẩm tự nhiên làm da mềm mại, chống thô ráp. Sáp ong còn có tính kháng khuẩn, chống viêm, làm sạch mụn, không gây tắc lỗ chân lông, giảm vết rạn da, bảo vệ làn da trước những tác động của bên ngoài...
Trong sáp ong còn có nhiều các axit béo, các nhóm vitamin B1, B2, A, E và D, nhiều chất khoáng như canxi, sắt, đồng, kẽm... là nguồn dưỡng chất dồi dào cho da, tóc... Đăc biệt, sáp ong còn làm đặc các kết cấu thành phần, tạo độ rắn, là chất nhũ hóa tự nhiên cần thiết trong sản xuất mỹ phẩm, dược hóa...
Sáp ong còn có tính kháng khuẩn, chống viêm, làm sạch mụn, không gây tắc lỗ chân lông...
Cách làm kem dưỡng ẩm
Vì những lợi ích đó, một mẹ đảm đã chia sẻ cách tận dụng sáp ong làm kem dưỡng ẩm.
Kem dưỡng ẩm cho ban ngày (ít dầu dừa hơn):
- 10 gr sáp ong
- 30 ml dầu dừa
- 20ml đầu hạnh nhân
- 10 viên Vitamin E
Sử dụng sáp ong, dầu dừa, dầu hạnh nhân, vitamin E để làm kem dưỡng ẩm.
Kem dưỡng ẩm cho buổi tối (nhiều dầu dừa hơn):
- 10 gr sáp ong
- 90 ml đầu dừa
- 10 ml dầu hạnh nhân
- 10 viên Vitamin E
Lưu ý:
- Bảo quản thời tiết nắng nóng trong tủ lạnh nếu thấy kem bị chảy, còn lại với khí hậu mát mẻ, hoăc mùa đông chỉ cần để ở ngoài, kem giữ được rất lâu.
- Có thể cho vài giọt tinh dầu như ý vào kem trong quá trình đun nấu, nhưng cho sau cùng khi tắt bếp.
- Xoa khoảng 30 phút trước khi ra đường để lớp kem khô bớt thì rất đẹp và cũng dễ make up hơn (nếu muốn).
- Thoạt đầu dùng cảm thấy bóng, nhưng sau khi kem khô bớt đi sẽ thấy làn da rất tuyêt vời, xoa buổi tối qua sáng đêm da ẩm ướt, căng mịn.
- Kem dùng bôi mặt, dưỡng ẩm, cho môi, body, tóc đều được.
Theo facebook: Thi Thu Hang Nguyên