LÀM ĐẸP » Làm đẹp+

Những điều chưa biết về làm Cầu Răng Sứ

Thứ hai, 25/03/2019 09:00

Cầu răng sứ là một kỹ thuật nha khoa cho phép khôi phục lại phần thân răng bị mất chỉ sau 3-4 ngày. Dưới đây là những điều có thể bạn chưa biết về cầu răng sứ.

Những điều bạn chưa biết về cầu răng sứ

Có nhiều hơn một kỹ thuật làm cầu răng

Hiện nay, cầu răng sứ được chia thành 3 loại khác nhau, bao gồm cầu răng truyền thống, cầu cánh dán và cầu nhảy.

Cầu răng sứ truyền thống – cầu nhảy – cầu cánh dán

Cầu răng sứ truyền thống là một dãy cầu sứ có ít nhất 2 mão sứ gắn vào 2 đầu của khoảng răng bị mất, răng giả nằm giữa để thay thế cho răng thật. Đây là loại cầu răng sứ được bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn sử dụng nhiều nhất.

Cầu răng sứ có cánh dán được tạo nên bởi răng giả thay thế cho răng mất và một dải kim loại (gọi là cánh dán) gắn vào các răng thật ở 2 đầu khoảng mất răng bằng chất gắn chuyên dụng. Loại cầu này thường được sử dụng cho nhóm răng cửa vì khả năng chịu lực ăn nhai không cao.

Cầu răng sứ nhảy có cấu tạo tương tự như cầu răng sứ truyền thống, nhưng các răng chống đỡ cho mão sứ chỉ nằm ở một bên của khoảng mất răng. Kỹ thuật này thường được áp dụng để phục hình cho các răng ít chịu lực nhai, cắn.

Không áp dụng cho mọi tình huống mất răng

Cầu răng sứ gần như không được chỉ định cho trường hợp mất răng số 07 vì chiếc răng này nằm ở vị trí khá đặc biệt, giữa răng số 06 và răng số 08 (răng khôn). Trong đó, răng khôn thường không đủ điều kiện để làm trụ, bởi đa số chúng đều mọc lệch, mọc ngầm, mọc nghiêng.

Kể cả kỹ thuật cầu nhảy - nghĩa là răng giả sẽ chỉ tựa vào răng số 06, cũng không được bác sĩ khuyến khích thực hiện. Vì răng số 06, 07 chịu áp lực rất lớn từ lực nhai của cung hàm, việc chỉ có một điểm tựa sẽ khiến cho cầu răng không được chắc chắn, kém bền.

Bệnh nhân mất răng toàn hàm hoàn toàn không thể làm cầu răng sứ vì không có răng để làm trụ. Lúc này chỉ có thể tiến hành CẤY RĂNG IMPLANT mà thôi.

Trải nghiệm ăn nhai sau khi làm cầu răng

Sau khi làm cầu răng, răng giả sẽ lấp đầy khoảng trống răng bị khuyết trong cung hàm và được cố định lên các răng thật tự nhiên nên bạn có thể an tâm ăn nhai dễ dàng, không sợ chúng bị di lệch hoặc rơi ra khỏi hàm.

Trước và sau khi làm cầu răng sứ phục hình răng cửa

Trong vài ngày đầu, bạn có thể gặp một số khó khăn, thậm chí là khó chịu khi nhai, cắn thức ăn bằng răng giả do chưa quen. Vì thế, bạn nên bắt đầu bằng các loại thực phẩm mềm, sử dụng lực nhai ít, sau đó mới chuyển dần sang các loại cứng hơn.

Hiện tượng tiêu xương hàm vẫn diễn ra

Kỹ thuật làm cầu răng sứ chỉ khôi phục phần thân răng bị mất và không can thiệp vào vùng xương hàm bên dưới. Do đó, sau khi làm cầu răng hiện tượng tiêu xương hàm vẫn tiếp diễn. Biểu hiện dễ thấy nhất là vùng mô nướu bên dưới cầu răng dần tiêu hõm, tạo thành một khoảng trống gây mất thẩm mỹ.

Tiêu xương hàm bên dưới cầu răng

Chỉ sử dụng được trong một thời gian nhất định

Tuổi thọ trung bình của một cầu răng thường dao động trong khoảng 5 – 7 năm. Do đó, tại các thời điểm nhất định trong quãng thời gian sử dụng về sau, bạn phải đến Nha khoa để làm lại cầu răng mới.

Trên đây là một số thông tin có thể bạn chưa biết về kỹ thuật làm cầu răng sứ, nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Nha khoa Đông Nam theo thông tin liên hệ bên dưới:

NHA KHOA ĐÔNG NAM

Cơ sở 1: 411 Nguyễn Kiệm, P.9, Q. Phú Nhuận, TPHCM

Cơ sở 2: 614 - 616 Lê Hồng Phong, P.10, Q.10, TPHCM

Tổng đài: 1900.7141

Điện thoại: (028) 7.307.7141

Mobile: 0972.411.411

Email: nhakhoadongnam@gmail.com

Website: www.nhakhoadongnam.com

HX (Theo Nld.com.vn)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới