Ngày hè nắng ấm, bầu trời trong xanh khiến bạn muốn thả mình trong hồ bơi hay tắm nắng bên bờ biển. Nhưng rồi bạn chợt nhận ra rằng việc làn da đen sạm do cháy nắng thật khủng khiếp và không có cách nào ngăn chặn chúng. Nhiều người dùng kem chống nắng như một biện pháp hữu hiệu nhưng bạn có biết rằng trong nhiều trường hợp nó cũng không có hiệu quả với làn da. Vậy bạn đã biết nguyên nhân khiến làn da bị cháy nắng trong những ngày hè tuyệt đẹp?
Có khá nhiều nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có thể khiến bạn bị cháy nắng
Thuốc trị bệnh
Dù tin hay không thì bạn cũng nên biết rằng một số loại thuốc khá phổ biến như Motrin, Advil, Aleve và ibuprofen có xu hướng can thiệp vào kem chống nắng và làm cho chúng kém hiệu quả trong việc bảo vệ làn da. Những loại thuốc khác như thuốc kháng sinh, thuốc tim mạch, thuốc tiểu đường, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm và thuốc kháng nấm cũng không tốt cho việc sử dụng kem chống nắng của bạn.
Kem trị mụn, các sản phẩm chăm sóc da và phương pháp thẩm mỹ
Nhiều loại kem trị mụn và chất làm se da có chứa benzoyl peroxide được biết đến với tác dụng phụ là làm tăng độ nhạy cảm của làn da với ánh sáng mặt trời. Các sản phẩm chăm sóc da hoặc bất kỳ thứ gì có chứa chữ 'axit' ở thành phần trên nhãn (axit alpha-hydroxy, salicylic acid...) đều có thể không tốt đối với một số người. Cuối cùng, nếu bạn đang sử dụng phương pháp chăm sóc da Microdermabrasion, mặt nạ hóa học, phương pháp điều trị laser thì hãy xem xét những nguy cơ của nó với làn da.
Một số loại thực phẩm
Một số loại trái cây và vỏ trái cây được biết đến là có thể tăng nhạy cảm ánh sáng khi tiếp xúc với da. Điều này không có nghĩa là bạn phải từ bỏ những ly cocktail ngon tuyệt trong mùa hè nhưng cần đảm bảo rằng bạn không làm đổ chúng lên da. Một số loại thực phẩm như rau thì là, rau mùi tây, củ cải vàng và chất làm ngọt nhân tạo cũng được các nhà khoa học xác nhận có thể khiến nguy cơ da bị cháy nắng tăng cao.
Một số loại kem chống nắng
Bạn cho rằng các loại kem chống nắng luôn luôn bảo vệ làn da của bản thân? Sai rồi! Theo các nhà khoa học thì có đến 80% các sản phẩm kem chống nắng thực sự không hiệu quả (kết quả kiểm nghiệm ở 1.700 sản phẩm được khảo sát). Khi chọn kem chống nắng, hãy tìm một số loại có tác dụng chống lại tia UVA và UVB với SPF từ 30 đến 50%. Bạn cần kiên quyết không chọn bất kỳ loại kem chống nắng nào đó được quảng cáo có tác dụng '2 trong 1' (như kem chống nắng có tác dụng chống côn trùng).