LÀM ĐẸP » Làm đẹp+

'Siêu serum C' đã 'soán ngôi' vitamin C truyền thống thế nào?

Thứ sáu, 09/09/2022 16:52

Vitamin C tuy phổ biến trong việc chăm sóc, làm đẹp da nhưng vẫn có những lưu ý nhất định khi sử dụng. Để tối ưu hóa việc làm đẹp da với hoạt chất này, đồng thời giảm thiểu rủi ro khi dùng, ThS. BS Vũ Ngọc Quý có bài chia sẻ ngay sau đây.

ThS. BS. Vũ Ngọc Quý

Bác sĩ có thể cho biết các loại vitamin C chăm sóc da phổ biến?

Vitamin C dùng để chăm sóc da có nhiều dẫn xuất khác nhau phù hợp cho từng loại da. Một số loại phổ biến có thể kể đến như:

Ascorbic Acid (L-AA)

Có đặc tính tan trong nước, không thấm sâu vào trong da do cấu tạo chính của màng tế bào là phospholipid, chỉ lưu trên bề mặt da nên khó đem lại hiệu quả với những tổn thương ở thượng bì sâu và trung bì nông. Độ pH~3 (dạng axit) của L-AA gây kích ứng nhiều, dùng liều cao kéo dài có thể làm trầm trọng hơn tình trạng nhạy cảm và gây trở ngại trong quá trình sử dụng.

Mặc dù L-AA có hoạt lực mạnh nhưng nhược điểm lớn nhất khiến người dùng đắn đo là L-AA rất nhạy cảm với pH, nhiệt độ, ánh sáng, ion kim loại. Nó nhanh bị oxy hóa bởi môi trường, vì thế gây mất tác dụng trước khi nó thật sự có tác động trên da. Đây cũng là một thách thức trong bào chế và bảo quản sản phẩm.

Ascorbyl Glucoside (AG)

Là vitamin C gốc đường, có thể tan mạnh trong nước, nhiều hơn so với L-AA. AG dễ dàng bị thủy phân bởi α-glucosidas - một loại enzym có trong màng tế bào da. Mặc dù AG có độ ổn định cao nhưng khả năng chống oxy hóa của nó thấp hơn so với AA và AP. Điều này được giải thích là do sự thâm nhập kém của hợp chất này qua lớp sừng của da do tính ưa nước cao.

Sodium Ascorbyl Phosphate (SAP)

Là 1 dạng muối Natri của Vitamin C, tan trong nước, ổn định và ít gây kích ứng da hơn L-AA. Song lại khó thẩm thấu qua lớp sừng. Nghiên cứu cho thấy ở nồng độ 1-5%, SAP có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và giảm mụn. Tuy vậy, khả năng bảo vệ da khỏi tia UV và hiệu quả làm săn chắc da chỉ ở mức hạn chế.

Ascorbyl Palmitate (AP)

AP là dạng este của axit ascorbic và axit palmitic, tan trong dầu nên thấm tốt qua da và ít gây kích ứng. Có nghiên cứu báo cáo rằng phần lipid trong cấu trúc của AP có thể thúc đẩy quá trình peroxy hóa do tia UVB gây ra và hình thành các lipid độc hại có khả năng gây ra tổn thương tế bào đáng kể. Tuy nhiên AP dễ bị oxy hóa và đổi màu khi tiếp xúc với ánh sáng và độ ẩm cao. AP chỉ ổn định ở trạng thái khô, cũng khó bào chế ở dạng dung dịch nước.

Vitamin C có nhiều dẫn xuất

Vì sao bản thân là một chất chống oxy hóa nhưng Vitamin C lại rất dễ bị oxi hóa thưa bác sĩ?

Vitamin C là chất chống oxy hóa vượt trội, phổ biến nhất đối với da và cơ thể người. Chúng có vai trò bảo vệ và loại bỏ gốc tự do để duy trì cân bằng nội mô.

Cơ thể người không có enzym (L-gluconogamma lactone oxidase) để tự tổng hợp vitamin C, do đó phải thu nhận từ nguồn bên ngoài dưới nhiều hình thức thông qua chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng, sản phẩm chăm sóc da giàu vitamin C tại chỗ.

Vitamin C cụ thể là L-ascorbic acid rất nhạy cảm với pH, nhiệt độ, ánh sáng,…nó rất dễ bị oxy hóa trong môi trường ngoại bào khi có mặt của tác nhân gây oxy hóa. Khi đó sẽ xảy ra phản ứng oxy hóa khử từ L-ascorbic acid thành L-dehydroascorbic acid, tạo ra electron tự do. Vitamin C đóng vai trò là một chất cho electron (chất khử) để trung hòa gốc tự do (nguyên tử/phân tử bị mất electron). Đó là cơ chế chống oxy hóa, trung hòa gốc tự do để bảo vệ cơ thể, nhưng cũng là nguyên nhân làm cho các thành phần vitamin C bị mất đi hoạt lực trước khi có thể bảo vệ các tế bào.

Vậy nên chọn và dùng vitamin C nào để tối ưu việc chăm sóc da và hạn chế được nhược điểm vốn có của hoạt chất này, thưa bác sĩ?

Dù phổ biến và dễ sử dụng, nhưng một số dẫn xuất của vitamin C vẫn có những nhược điểm như

khó thẩm thấu qua da, dễ bị oxy hóa, biến đổi màu, hoặc da sẽ dễ bị kích ứng khi chọn nồng độ cao. Giải pháp để hạn chế nhược điểm của chất này là nên dùng dẫn xuất dạng muối hoặc ester thay vì dạng acid để cải thiện khả năng thẩm thấu của vitamin C. Lưu ý thêm là nên chọn dẫn xuất vitamin C có pH gần với pH sinh lý của da để hạn chế kích ứng và an toàn để dùng dài hạn trên da. Ngoài ra, thay vì dùng vitamin C đơn thuần, hãy kết hợp với các thành phần bổ sung khác giúp tăng cường công dụng làm đẹp, bảo vệ da của vitamin C, đồng thời giúp hoạt chất này ổn định hơn.

Bác sĩ đánh giá thế nào về IMAGE MD restoring power C serum?

Với nồng độ Vitamin C 20% tetrahexyldecyl ascorbate (THDC) - dẫn xuất vitamin C thế hệ mới có độ ổn định cao, ít bị oxy hóa bởi tác nhân từ môi trường, có thể tan trong dầu nên nó có khả năng thẩm thấu sâu vào da, thực hiện cả ba điều mà L-AA làm bao gồm bảo vệ da khỏi các tia quang học, giảm sắc tố và tăng sinh collagen. Đồng thời nhờ chứa dạng C bền vững mà việc bảo quản sản phẩm cũng đơn giản hơn, không bị hư hỏng nhanh.

Đây được xem là chất chống oxy hóa tiềm năng, thích hợp với da nhạy cảm mà ít gây kích ứng nhờ hoạt động ở pH 5.5-6.5. THDC cũng có xu hướng giữ ẩm nhiều hơn, vì vậy rất tốt cho những người có làn da khô hoặc trưởng thành.

Tôi đánh giá cao bảng thành phần của IMAGE MD restoring power C serum vì chứa nhiều hoạt chất tăng cường công dụng giúp da khỏe đẹp như 0.5 % Ferulic acid, vitamin E, chiết xuất gừng, HA và lợi khuẩn giúp giảm dấu hiệu lão hóa, tăng khả năng chống lại tia UV và củng cố hàng rào bảo vệ hiệu quả.

IMAGE MD restoring power C serum của hãng IMAGE Skincare chứa dẫn xuất C thế hệ mới

Chi tiết về sản phẩm, xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH Thương Mại Minh Khương

3A Trần Khánh Dư, Phường Tân Định, Quận 1, TPHCM

https://theheroes.imageskincare.vn/

Hotline: (028) 22.134.612

HX (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới