PHOTO » Ảnh đẹp

Ảnh đẹp thiên nhiên tháng 2/2012

Thứ ba, 21/02/2012 15:47

Nhiếp ảnh gia nhỏ bé trước cá voi lưng gù khổng lồ, mải mê tác nghiệp trước hàm cá mập trắng, treo mình trên sông băng Bắc Cực… là những bức ảnh thiên kì thú được tờ Bưu điện Washington đăng tải.

Đa số những bức ảnh trong đó được tạp chí National Geographic - một ấn phẩm của Hội địa lý quốc gia Hoa Kỳ - đăng tải. Tạp chí này phát hành 12 ấn bản mỗi năm, với những bài viết, ảnh về thiên nhiên và lịch sử ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Người ta nhận định National Geographic có vị trí thượng đẳng về nhiếp ảnh cũng như bài vở. Hình ảnh mà tạp chí này lựa chọn phải trải qua những đòi hỏi rất cao, đồng thời phải thể hiện được cái đẹp của tự nhiên và sự kì công của người chụp.

Brian Skerry, một nhiếp ảnh gia dưới nước của tạp chí National Geographic  tiếp cận chú cá voi lưng gù khổng lồ ở vùng biển New Zealand để chụp cận cảnh loài sinh vật  khổng lồ nhưng hiền lành này.

Hình ảnh đàn cá mập săn mồi ở lãnh hải Bahamas thuộc vùng biển Caribbean.

Những sinh vật trên biển New Zealand.

Bức hình này cho thấy sự nguy hiểm của những nhiếp ảnh gia khi tiếp cận các loài động vật dưới nước. Chỉ một chút sơ sảy, họ có thể trở thành mồi ngon cho những sát thủ của biển cả - loài cá mập trắng.

Đàn cá xếp hàng ở vùng biển thuộc quần đảo Phoenix.

Dải san hô và bóng của nó trên mặt biển thuộc đảo đá Kingman, đảo san hô trải dài 18km từ đông sang tây và rộng 9km từ bắc xuống nam.

Chú hải cầu bơi trong làn nước lạnh giá cùng những núi băng trôi.

Chú tôm trong suốt nằm trên nhánh cỏ chân ngỗng thuộc đảo đá Kingman.

Hổ mẹ và hổ con chơi đùa tại công viên quốc gia Bandhavgarh, Ấn Độ. Đây là nơi bảo tồn hổ có số lượng lớn nhất trên thế giới nhằm bảo vệ loài động vật này khỏi sự tàn sát của con người.

Đàn sư tử săn đêm trên thảo nguyên ở Congo. Nhiếp ảnh gia Michael Nichils đã dày công quan sát loài động vật đang bị giảm số lượng nhiều nhất trong hơn một thập kỉ qua để kêu gọi bảo vệ chúng.

Núi băng ở Iceland được Balog, một nhà khoa học kiêm nhiếp ảnh gia khảo sát. Kiểm tra tình trạng băng tan ở đây có thể giúp đánh giá được sự tan chảy của các sông băng trên khắp thế giới. Sức gió ở khu vực này quanh năm ở mức 150 dặm/giờ.

Một nhà khoa học đứng trên núi băng đang tan chảy ở Alaska trong một cuộc khảo sát.

Nước một dòng sông băng xanh biếc chảy giữa hai núi băng khổng lồ.

Nhà khoa học đang tiến hành khảo sát một khe băng nơi đang tan chảy.

Infonet