Bàn chân nhỏ là một biểu tượng về vẻ đẹp tại Trung Quốc từ thế kỉ thứ 10. Để có được đôi gót sen ngà ngọc, phụ nữ bắt buộc phải trải qua công đoạn bó chân. Tục lệ này dần suy tàn vào những năm đầu thế kỉ 20 cho tới khi bị cấm hoàn toàn vào năm 1911.
Những người phụ nữ với những bàn chân sen còn lại cuối cùng đã được ống kính nhiếp ảnh gia Hongkong Jo Farrell ghi lại như một phần kỉ niệm về quá khứ làm đẹp nhiều đau đớn của họ.
Bàn chân sen nhỏ xíu nằm gọn trong chiếc hài nhỏ nhắn một thời là biểu tượng của cái đẹp Trung Quốc.
Triệu Hoa Hồng là một trong những phụ nữ bó chân còn sống tới thời điểm hiện tại. Bà đã thực hiện bó chân từ khi còn là một đứa trẻ.
Tập tục này rất phổ biến trong thời nhà Tống. Tuy đã bị cấm vào năm 1911 nhưng nó vẫn tiếp tục tồn tại trong các khu vực nông thôn tới khoảng năm 1939.
Quá trình này được thực hiện khi các bé gái ở độ tuổi rất nhỏ, khoảng từ 4 tới 9 tuổi, khi bàn chân đã phát triển đầy đủ. Tục bó chân thường được tiến hành vào mùa đông, khi các bàn chân bị tê liệt vì lạnh.
Các bé gái sẽ ngâm chân trong một hỗn hợp nước ấm với các loại thảo mộc mà máu động vật để làm mềm, các móng chân được cắt giảm tới mức tối đa. Tiếp đó, các ngón chân dược bẻ cong về phía sau, ép chặt vào lòng bàn chân tới khi bị gãy hoàn toàn.
Bàn chân sau đó được quấn chặt lại bằng vải, được tháo ra vệ sinh theo chu kỳ đồng thời xoa bóp cho mềm hơn rồi được băng lại chặt hơn lần trước.
Những người phụ nữ với bàn chân sen nay đều đã cao tuổi.
Họ đều sống tại các khu vực nông thôn cách xa đô thị, nơi mà những đôi chân bó được coi là một hình thức thể hiện địa vị xã hội, khi phụ nữ giàu có không cần phải làm việc và có đôi chân bé nhỏ.
Một đôi chân nhỏ còn là phương thức đưa phụ nữ tới cuộc hôn nhân xa hoa như họ mong muốn.
Nhiếp ảnh gia Farrell cho biết, cô hi vọng sau khi hoàn thành dự án, những tác phẩm của cô còn có thể hỗ trợ hữu ích cho các dự án nhân chủng học cũng như được sử dụng để triển lãm trong các viện bảo tàng.
Hình thức bó chân làm đẹp trong xã hội phong kiến có thể mang giá trị tương đương như phẫu thuật thẩm mỹ trong thời điểm hiện tại.
Những đôi chân nhỏ bé cỡ chỉ khoảng 7 cm là niềm tự hào cho chính người phụ nữ cũng như cho gia đình của họ.
Các xương bị gẫy hầu hết đều có thể lành khi các cô gái lớn lên nhưng chúng có thể liên tục gãy lại, đặc biệt trong những năm tháng niên thiếu, khi bàn chân còn mềm mại.
Họ rất khó đứng vững trên đôi chân của mình nên thường chỉ ngồi vì thế rất dễ nảy sinh nguy cơ làm hỏng các xương hông và một số vùng khác.
Lệnh cấm tập tục này đã giúp giải phóng phụ nữ, thúc đẩy quyền bình đẳng giới.
DepPlus.vn/MASK