Những dải yếm với màu sắc khác nhau từ hai mép yếm buộc choàng sau lưng, dải thừa buông xuống váy.
Các cô gái thị thành thích mặc yếm trắng, yếm hồng, còn ở nông thôn mặc yếm nâu,
hoa hiên, khi lễ hội là yếm đào, yếm đỏ...
Hình ảnh người phụ nữ thôn quê giữa ngày hè nóng bức mặc yếm không, để cả phần lưng và
lườn hở từng đươc coi là đẹp: Đàn bà yếm thắm hở lườn mới xinh.
Hình ảnh được của yếm thắm lưng ong được ví von rất nhiều trong ca dao, tục ngữ như:
Ba cô đội gạo lên chùa/ Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư/ Sư về sư ốm tương tư/
Ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu.
Hồi xưa hồi xửa hồi xưa/ Quý nàng chơi bạo/ áo chừa cái lưng!/ Yếm vải che ngực tưng tưng/
Có sao để vậy, khỏi bưng, khỏi ràng.
Ý nhị và trữ tình hơn khi cô gái muốn mượn dải yếm nơi mình, ấp ủ tình cảm trong sáng muốn
gửi gắm tới chàng trai: Trầu em têm tối hôm qua. Buộc trong dải yếm mở ra mời chàng.
Ước gì sông rộng chừng gang. Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.
Ý nghĩa biểu cảm của chiếc áo yếm cũng giống như cái duyên đằm thắm, mặn mà của
người con gái. Với một mảnh vải vát nhọn ở phía dưới được vòng quanh cổ và
ngang ngực bằng những dây buộc mảnh, kín đáo mà hết sức tự nhiên.
Ngày nay, yếm thắm vẫn được các bạn trẻ diện để 'khoe' trọn vẻ đẹp trong những dịp đặc biệt
hay chụp ảnh. Yếm đào xứ Việt đẹp sao. Giai nhân, mỹ nữ ào ào chạy theo.
Hoa hậu Hương Giang diện yếm khoe lưng ong
Các người mẫu Việt 'mỗi người một vẻ' khi diện áo yếm.
Eva