13. Đối với những đồ dùng thiết yếu phục vụ bữa ăn/tiệc buffet như dao, dĩa, thìa..., bạn nên để chúng trong những chiếc cốc sứ hoặc bình đựng loại nhỏ để tránh thất lạc.
14. Ngay cả không gian bên dưới tủ bếp cũng trở nên cực kỳ hữu ích nếu bạn biết cách tận dụng nó. Chẳng hạn như lắp đặt đèn chiếu sáng, thanh treo khăn lau bếp hoặc sắp xếp các thiết bị nhà bếp khác như máy xay sinh tố, máy ép hoa quả...
15. Nếu bạn muốn làm chủ căn bếp giống như một phòng trưng bày nghệ thuật, hãy thử lựa chọn một màu sắc yêu thích làm chủ đạo cho tất cả đồ dùng từ bát đĩa, cốc chén đến xoong nồi...
16. Thiết kế tủ bếp với cửa kính trong suốt luôn là ý tưởng tuyệt vời, giúp bạn vừa có thể "khoe" được mọi thứ để bên trong, vừa đảm bảo chúng luôn an toàn, sạch sẽ.
17. Duy trì sự gọn gàng, vệ sinh cho kệ bếp mở bằng cách phân chia và lưu trữ đồ dùng trong những chiếc giỏ mây tre đan thoáng khí.
18. Quản lý và sắp xếp các kệ đựng thức ăn của bạn theo cách khoa học nhất, đó là phân loại chúng theo từng nhóm cụ thể.
19. Nếu bạn có con nhỏ, đừng quên sắm sửa một vài chiếc giỏ đựng trong suốt. Chúng sẽ giúp lũ trẻ dễ dàng quan sát và lấy được đúng thứ mình muốn.
20. Túi treo nhiều ngăn, làm bằng vải hoặc chất liệu trong suốt là phụ kiện không thể thiếu trong phòng bếp hiện đại. Nó không chỉ cung cấp thêm nhiều không gian lưu trữ mà còn rất tiết kiệm diện tích, nhất là khoảng trống trên tường, phía sau cánh cửa.
21. Nếu tủ bếp của bạn bị quá tải, hãy đầu tư một chiếc xe đẩy 2 tầng để lưu trữ đồ dùng nhà bếp, giải phòng bề mặt quầy bếp để phục vụ công việc nấu nướng thuận tiện, thoải mái hơn.
22. Thêm một cách nữa để tiết kiệm không gian lưu trữ quý giá cho những căn bếp chật chội, đó là treo xoong nồi, chảo lên cao.
23. Một chiếc giá để sách ngang tầm mắt khi bạn đang làm việc, sau đó gấp gọn lại bên dưới tủ bếp khi đã hoàn tất.
24. Loại bỏ sự lộn xộn trên các bề mặt trong bếp bằng cách gắn các loại giấy tờ cần thiết lên tường